Gỏi khô bò rất được giới trẻ yêu thích bởi cái vị thơm thơm, mằn mặn dễ ăn. Đặc biệt ai mê ăn vặt thì phải ăn 1 lần 2-3 phần. Sợi đu đủ bào nhỏ giòn tan, cho thêm chút cà rốt sợi, rồi thêm mấy miếng khô bò, rau răm, rau quế nữa là “bá cháy”.Không thể quên cho thêm đậu phộng rang vào để tăng thêm hương vị beo béo cho món gỏi này. Phải nói hương vị gỏi khô bò là số 1. Hòa cùng nước trộn gỏi dủ 4 vị chua, cay, mặn, ngọt làm nên sức hấp dẫn không thể cưỡng lại khi chỉ nghe tên thôi cũng muốn “chảy nước miếng”.Gỏi bồn bồn: Bồn bồn là loại cây dại có rất nhiều ở vùng đất thấp, nhiều phèn mặn. Người miền Tây Nam Bộ rất sành món gỏi này. Sau khi hái bồn bồn về, người ta chọn ra phần tươi non như thân, lá, gốc rửa sạch rồi chế biến gỏi bồn bồn.Cách làm món gỏi cũng không khó nhưng đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ, cẩn thận. Bồn bồn làm sạch sẽ, tước nhỏ, trộn với một lượng vừa đủ tỏi, ớt, đường. Đơn giản thế thôi mà cũng hội tụ đủ các vị ngon trên đời như chua, cay, mặn, ngọt. Món này bạn có thể kết hợp với tôm, thịt ba chỉ để trọn vẹn hơn hương vị đậm đà.Gỏi sầu đâu: Món gỏi nghe tên thấy buồn buồn này lại là đặc sản khiến thực khách bốn phương nhớ mãi về ẩm thực miền Tây. Sầu đâu có hương vị kì lạ là đắng chát rất khó ăn, ấy vậy mà khi đem đi trộn gỏi thì đã khiến biết bao người "phải lòng".Sau khi trụng sơ qua nước sôi thì lá sầu đâu sẽ trộn cùng cà chua, dưa leo, xoài và thấm đều cùng nước me chua ngọt. Nhờ thế mà hương vị nguyên bản của sầu đâu không còn để nhường chỗ lại cho hậu ngọt, bùi bùi lạ miệng. Gỏi sầu đâu ngon thì không thể thiếu khô cá lóc, khô dai dai mằn mặn làm món ăn như được nâng tầm.Gỏi củ hũ dừa: Nhắc đến gỏi Nam Bộ mà bỏ qua củ hũ dừa là thiếu sót lớn. Củ hũ dừa là phần thân non giòn ngon màu tắng của cây dừa. Nó rất giàu dinh dưỡng nên ăn rất tốt. Củ hũ dừa trộn gỏi là món ăn được người dân miền Nam nước ta yêu thích bậc nhất.Củ hũ dừa được thái miếng dài mỏng vừa ăn, sau khi được trộn với nước mắm chua ngọt cùng các nguyên liệu như tôm tươi, thịt ba chỉ sẽ được rắc thêm ít rau răm, hành phi, đậu phộng rang lên trên. Đợi gia vị thấm là có thể thưởng thức ngay. Củ hũ dừa giòn giòn quyện với gia vị chua cay hấp dẫn.Món gỏi rau nhút hải sản có nguyên liệu rất dễ tìm với rau nhút, tôm, mực. Sau khi được sơ chế tất cả sẽ được trộn đều cùng rau răm, dậu phộng, nước cốt chanh, tiêu, tỏi, ớt băm, nước mắm, muối, đường… gia giảm sao cho vừa ăn.Gỏi cóc chua cay: Món gỏi cóc không biết từ bao giờ lại trở nên phổ biến ở Nam Bộ. Nó được nhiều người biết đến như một món ăn đặc sản miệt vườn. Gỏi cóc với các nguyên liệu đơn giản gồm quả cóc xanh, không quá già, tôm khô, nước mắm chua ngọt và rau răm. Cóc bào nhỏ, cho tôm khô đã ngâm vào rồi trộn với nước mắm.Ở miền Tây Nam Bộ người ta còn cho thêm cá khô hay khô mực vào ăn cũng hấp dẫn không kém. Khi ăn gỏi cóc có vị chua chua, giòn giòn đặc trưng của cóc, cay cay của rau răm, mặn ngọt của nước mắn. Tuy dân dã nhưng gỏi cóc lại phù hợp với khẩu vị của rất nhiều người.Gỏi tôm mực chua cay: Món gỏi tôm mực chua cay ở miền Nam rất được ưa chuộnh bởi nguyên liệu món này giòn ngon, lạ miệng, hấp dẫn và rất dễ ăn. Gỏi tôm mực chua cay là sự kết hợp giữa nhiều màu sắc: màu trắng của mực tươi, hành tây, màu đỏ của tôm luộc và màu xanh mát mắt của rau cần, dưa chuột. Hòa quyện lại với nhau bởi nước trộn gỏi cay nồng, chua chua, thoang thoảng ngòn ngọt.Gỏi gà chặt: Món gỏi gà chặt nghe có vẻ cầu kì nhưng lại rất dễ chế biến nên bất kỳ ai cũng có thể tự tay làm. Nguyên liệu quan trọng nhất của món gỏi đặc trưng này là thịt gà luộc. Gà nên chọn gà ta, chắc thịt. Gà luộc cho thêm chút muối, chút đường rồi luộc vừa chín tới cho thịt mềm, không bở.Thái nhỏ các loại rau bắp cải, hành tây, bắp sen non, rau răm….Làm một chén nước trộn gỏi với tỏi, ớt, chanh, đường, nước mắm cho vừa ăn rồi rưới đều lên, trộn tất cả với nhau cho đều tay rồi thưởng thức. Món này hay ăn kèm với bánh phồng tôm hay bánh tráng nướng. Vị gà thấm nước trộn, rau tươi ngon không ngán, đáng là một món phải ăn.Gỏi vịt là một trong những món gỏi phổ biến rộng rãi nhất tại mảnh đất phía Nam với: gỏi vịt bắp cải, gỏi vịt hoa chuối,… Miếng vịt ngọt nạc thịt, ít mỡ, được bóp với nhiều loại gia vị khác nhau tạo nên hương vị đặc trưng riêng của món ăn, nước chấm có gừng ăn rất ấm bụng. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Gỏi khô bò rất được giới trẻ yêu thích bởi cái vị thơm thơm, mằn mặn dễ ăn. Đặc biệt ai mê ăn vặt thì phải ăn 1 lần 2-3 phần. Sợi đu đủ bào nhỏ giòn tan, cho thêm chút cà rốt sợi, rồi thêm mấy miếng khô bò, rau răm, rau quế nữa là “bá cháy”.
Không thể quên cho thêm đậu phộng rang vào để tăng thêm hương vị beo béo cho món gỏi này. Phải nói hương vị gỏi khô bò là số 1. Hòa cùng nước trộn gỏi dủ 4 vị chua, cay, mặn, ngọt làm nên sức hấp dẫn không thể cưỡng lại khi chỉ nghe tên thôi cũng muốn “chảy nước miếng”.
Gỏi bồn bồn: Bồn bồn là loại cây dại có rất nhiều ở vùng đất thấp, nhiều phèn mặn. Người miền Tây Nam Bộ rất sành món gỏi này. Sau khi hái bồn bồn về, người ta chọn ra phần tươi non như thân, lá, gốc rửa sạch rồi chế biến gỏi bồn bồn.
Cách làm món gỏi cũng không khó nhưng đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ, cẩn thận. Bồn bồn làm sạch sẽ, tước nhỏ, trộn với một lượng vừa đủ tỏi, ớt, đường. Đơn giản thế thôi mà cũng hội tụ đủ các vị ngon trên đời như chua, cay, mặn, ngọt. Món này bạn có thể kết hợp với tôm, thịt ba chỉ để trọn vẹn hơn hương vị đậm đà.
Gỏi sầu đâu: Món gỏi nghe tên thấy buồn buồn này lại là đặc sản khiến thực khách bốn phương nhớ mãi về ẩm thực miền Tây. Sầu đâu có hương vị kì lạ là đắng chát rất khó ăn, ấy vậy mà khi đem đi trộn gỏi thì đã khiến biết bao người "phải lòng".
Sau khi trụng sơ qua nước sôi thì lá sầu đâu sẽ trộn cùng cà chua, dưa leo, xoài và thấm đều cùng nước me chua ngọt. Nhờ thế mà hương vị nguyên bản của sầu đâu không còn để nhường chỗ lại cho hậu ngọt, bùi bùi lạ miệng. Gỏi sầu đâu ngon thì không thể thiếu khô cá lóc, khô dai dai mằn mặn làm món ăn như được nâng tầm.
Gỏi củ hũ dừa: Nhắc đến gỏi Nam Bộ mà bỏ qua củ hũ dừa là thiếu sót lớn. Củ hũ dừa là phần thân non giòn ngon màu tắng của cây dừa. Nó rất giàu dinh dưỡng nên ăn rất tốt. Củ hũ dừa trộn gỏi là món ăn được người dân miền Nam nước ta yêu thích bậc nhất.
Củ hũ dừa được thái miếng dài mỏng vừa ăn, sau khi được trộn với nước mắm chua ngọt cùng các nguyên liệu như tôm tươi, thịt ba chỉ sẽ được rắc thêm ít rau răm, hành phi, đậu phộng rang lên trên. Đợi gia vị thấm là có thể thưởng thức ngay. Củ hũ dừa giòn giòn quyện với gia vị chua cay hấp dẫn.
Món gỏi rau nhút hải sản có nguyên liệu rất dễ tìm với rau nhút, tôm, mực. Sau khi được sơ chế tất cả sẽ được trộn đều cùng rau răm, dậu phộng, nước cốt chanh, tiêu, tỏi, ớt băm, nước mắm, muối, đường… gia giảm sao cho vừa ăn.
Gỏi cóc chua cay: Món gỏi cóc không biết từ bao giờ lại trở nên phổ biến ở Nam Bộ. Nó được nhiều người biết đến như một món ăn đặc sản miệt vườn. Gỏi cóc với các nguyên liệu đơn giản gồm quả cóc xanh, không quá già, tôm khô, nước mắm chua ngọt và rau răm. Cóc bào nhỏ, cho tôm khô đã ngâm vào rồi trộn với nước mắm.
Ở miền Tây Nam Bộ người ta còn cho thêm cá khô hay khô mực vào ăn cũng hấp dẫn không kém. Khi ăn gỏi cóc có vị chua chua, giòn giòn đặc trưng của cóc, cay cay của rau răm, mặn ngọt của nước mắn. Tuy dân dã nhưng gỏi cóc lại phù hợp với khẩu vị của rất nhiều người.
Gỏi tôm mực chua cay: Món gỏi tôm mực chua cay ở miền Nam rất được ưa chuộnh bởi nguyên liệu món này giòn ngon, lạ miệng, hấp dẫn và rất dễ ăn. Gỏi tôm mực chua cay là sự kết hợp giữa nhiều màu sắc: màu trắng của mực tươi, hành tây, màu đỏ của tôm luộc và màu xanh mát mắt của rau cần, dưa chuột. Hòa quyện lại với nhau bởi nước trộn gỏi cay nồng, chua chua, thoang thoảng ngòn ngọt.
Gỏi gà chặt: Món gỏi gà chặt nghe có vẻ cầu kì nhưng lại rất dễ chế biến nên bất kỳ ai cũng có thể tự tay làm. Nguyên liệu quan trọng nhất của món gỏi đặc trưng này là thịt gà luộc. Gà nên chọn gà ta, chắc thịt. Gà luộc cho thêm chút muối, chút đường rồi luộc vừa chín tới cho thịt mềm, không bở.
Thái nhỏ các loại rau bắp cải, hành tây, bắp sen non, rau răm….Làm một chén nước trộn gỏi với tỏi, ớt, chanh, đường, nước mắm cho vừa ăn rồi rưới đều lên, trộn tất cả với nhau cho đều tay rồi thưởng thức. Món này hay ăn kèm với bánh phồng tôm hay bánh tráng nướng. Vị gà thấm nước trộn, rau tươi ngon không ngán, đáng là một món phải ăn.
Gỏi vịt là một trong những món gỏi phổ biến rộng rãi nhất tại mảnh đất phía Nam với: gỏi vịt bắp cải, gỏi vịt hoa chuối,… Miếng vịt ngọt nạc thịt, ít mỡ, được bóp với nhiều loại gia vị khác nhau tạo nên hương vị đặc trưng riêng của món ăn, nước chấm có gừng ăn rất ấm bụng. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.