Phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu máu
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu: Không đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, cơ thể bị nhiễm trùng mãn tính, do các tật di truyền của phân tử hemoglobin…
Hàm lượng hemoglobin bình thường thay đổi theo tuổi, giới tính, trạng thái sinh lý, mức sống khác nhau. Nguyên nhân cơ bản của thiếu máu là thiếu sắt. Thiếu máu chỉ là giai đoạn cuối của một quá trình thiếu sắt tương đối dài và đã có những ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ. Theo thống kê thì tỷ lệ bệnh thiếu máu ở các nước đang phát triển là 36%, ở các nước phát triển là 8%. Thiếu máu hay gặp nhất ở phụ nữ có thai (51%), trẻ em (43%), thấp nhất là nam giới trưởng thành (18%). Ở nước ta có khoảng 60% phụ nữ có thai và 50%, trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt.
|
Ảnh minh họa. |
Mặc dù lượng sắt trong cơ thể rất ít, khoảng 2,5g ở nữ và 4g ở nam nhưng sắt lại là nhân tố cấu tạo nên hồng cầu của máu. Cơ thể sử dụng rất tiết kiệm sắt. Chuyển hóa sắt gần như khép kín nhưng hàng ngày vẫn bị mất đi một lượng sắt theo các lý do khác nhau. Phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ và có thai là đối tượng hay bị thiếu máu nhất. Sắt mất đi do kinh nguyệt (trung bình mất 0,4 – 0,5mg/ngày). Do đó, ngoài thức ăn thường phải bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai ở các tháng cuối của thời kỳ có thai để tránh trạng thái thiếu máu.
Biểu hiện thiếu máu thường gặp là da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, gây ra tình trạng thiếu oxy ở các mô, đặc biệt là một số cơ quan như tim, não… Khi bị thiếu máu, các hoạt động cần tiêu hao năng lượng bị ảnh hưởng, năng suất lao động thấp hơn người bình thường. Thêm vào đó, năng lực trí tuệ sẽ bị giảm, người hay mệt mỏi, ngủ kém, không tập trung tư tưởng, kết quả học tập của học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn học sinh bình thường.
Phòng thiếu máu bằng dinh dưỡng
Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất là sử dụng các loại thức ăn có chứa sắt một cách hợp lý trong khẩu phần ăn hàng ngày. Biện pháp khác là phải giám sát các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ký sinh trùng để loại trừ ngay, nhằm khắc phục được một cách rõ rệt bệnh thiếu máu. Chẳng hạn, tẩy giun định kỳ là một việc làm cần thiết.
Ở các đối tượng có nguy cơ thiếu sắt tăng như phụ nữ ở thời kỳ có thai, nên cho uống viên sắt với liều lượng 2 viên sắt Sulfatferơ 60mg và 2 viên axit folic 0,25mg trong 3 tháng cuối thời kỳ có thai.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề nghị coi thiếu máu là thiếu sắt khi hàm lượng hemoglobin ở dưới các ngưỡng sau: