Khi bạn nghĩ ăn kiêng là một điều tốt thì não lại nghĩ rằng cơ thể đang bị bỏ đói. Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân béo phì nếu có giảm cân trong ngày thì cũng sẽ tăng cân trở lại khi trở về nhà vì hậu quả về tâm lý và sinh lý của việc ăn kiêng khiến họ trở nên cực kỳ ám ảnh với đồ ăn, thậm chí có thể nằm mơ thấy được ăn (Ảnh: Healthista) Ăn kiêng là một trải nghiệm cực kỳ căng thẳng vì phải tính toán calo, phải theo dõi lượng ăn vào, phải tìm đồ ăn low-carb… Khi bị giới hạn calo, cơ thể tiết ra hormone căng thẳng và hậu quả của nó là càng ăn kiêng càng béo. (Ảnh: Healthista) Bộ não đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn kiêng vì thường xuyên phải đấu tranh để kiểm soát hành vi. Hormone leptin, hay còn gọi là hormone béo phì sẽ được các tế bào chất béo sản sinh ra và di chuyển đến não, báo cho não biết cơ thể còn bao nhiêu năng lượng dự trữ. Ở những người có năng lượng dự trữ trung bình, hormone này làm giảm bớt sức hấp dẫn của đồ ăn đi. Ngược lại, ở những người ăn kiêng và giảm cân, năng lượng dự trữ bị giảm bớt nên sức hấp dẫn với đồ ăn thức uống là rất lớn. (Ảnh: Healthista) Đã có lúc bạn cảm giác giảm được một số cân nặng nhưng khi kiểm tra thì kết quả lại không như vậy. Theo thống kê thì 95% chế độ ăn kiêng không đạt hiệu quả và người ăn kiêng sẽ trở về nguyên trạng sau từ 1-5 năm. Ngoài ra, những người ăn kiêng còn dễ bị béo phì hơn người không ăn kiêng. Lý do là vì khi lấy lại số cân nặng đã mất, người ăn kiêng tăng mỡ gấp nhiều lần tăng cơ, nghĩa là họ bị buộc phải thay cơ bằng mỡ hoặc bắt buộc phải tăng cân mới lấy lại được sức mạnh như cũ. (Ảnh: Healthista) Nguyên nhân là mỗi người đều có phạm vi cân nặng phòng vệ và khi vượt ra khỏi phạm vi này, bộ não sẽ làm mọi cách có thể để đưa bạn về phạm vi cũ. Nghĩa là khi giảm cân càng nhiều thì trao đổi chất càng giảm, người ăn kiêng buộc phải tập thể dục lâu hơn mới có thể đốt cháy hết cùng một lượng calo. Chưa hết, trao đổi chất chậm còn kéo dài từ 6-7 năm sau khi giảm cân. (Ảnh: Healthista) Rất nhiều người tin rằng ăn kiêng là cuộc chiến của ý chí và cảm giác thèm ăn nhưng thực tế còn hơn thế. Khi dùng ý chí để giảm cân, người ăn kiêng bị rơi vào vòng luẩn quẩn lúc thì quyết tâm giảm cân, lúc thì lại ghen tị với những người có thể ăn gì tùy thích và ý chí không phải lúc nào cũng thắng. (Ảnh: Healthista) Khi buộc phải tính toán calo trong khi ăn kiêng, chúng ta rất dễ mắc sai lầm và chỉ 5% sai lỗi là đã đủ để cân nặng tăng lên. Hơn thế nữa các nhà sản xuất thường hay khẳng định sản phẩm của mình ít calo để bán được hàng. (Ảnh: Healthista)Duy trì cân nặng ổn định là một công việc lâu dài và đối với nhiều người, đó là một cuộc chiến. Rất nhiều người cứ mãi trong vòng luẩn quẩn giảm cân rồi lại tăng lại đúng số cân đã mất mà không đạt được mục tiêu mong muốn. (Ảnh: Healthista)
Khi bạn nghĩ ăn kiêng là một điều tốt thì não lại nghĩ rằng cơ thể đang bị bỏ đói. Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân béo phì nếu có giảm cân trong ngày thì cũng sẽ tăng cân trở lại khi trở về nhà vì hậu quả về tâm lý và sinh lý của việc ăn kiêng khiến họ trở nên cực kỳ ám ảnh với đồ ăn, thậm chí có thể nằm mơ thấy được ăn (Ảnh: Healthista)
Ăn kiêng là một trải nghiệm cực kỳ căng thẳng vì phải tính toán calo, phải theo dõi lượng ăn vào, phải tìm đồ ăn low-carb… Khi bị giới hạn calo, cơ thể tiết ra hormone căng thẳng và hậu quả của nó là càng ăn kiêng càng béo. (Ảnh: Healthista)
Bộ não đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn kiêng vì thường xuyên phải đấu tranh để kiểm soát hành vi. Hormone leptin, hay còn gọi là hormone béo phì sẽ được các tế bào chất béo sản sinh ra và di chuyển đến não, báo cho não biết cơ thể còn bao nhiêu năng lượng dự trữ. Ở những người có năng lượng dự trữ trung bình, hormone này làm giảm bớt sức hấp dẫn của đồ ăn đi. Ngược lại, ở những người ăn kiêng và giảm cân, năng lượng dự trữ bị giảm bớt nên sức hấp dẫn với đồ ăn thức uống là rất lớn. (Ảnh: Healthista)
Đã có lúc bạn cảm giác giảm được một số cân nặng nhưng khi kiểm tra thì kết quả lại không như vậy. Theo thống kê thì 95% chế độ ăn kiêng không đạt hiệu quả và người ăn kiêng sẽ trở về nguyên trạng sau từ 1-5 năm. Ngoài ra, những người ăn kiêng còn dễ bị béo phì hơn người không ăn kiêng. Lý do là vì khi lấy lại số cân nặng đã mất, người ăn kiêng tăng mỡ gấp nhiều lần tăng cơ, nghĩa là họ bị buộc phải thay cơ bằng mỡ hoặc bắt buộc phải tăng cân mới lấy lại được sức mạnh như cũ. (Ảnh: Healthista)
Nguyên nhân là mỗi người đều có phạm vi cân nặng phòng vệ và khi vượt ra khỏi phạm vi này, bộ não sẽ làm mọi cách có thể để đưa bạn về phạm vi cũ. Nghĩa là khi giảm cân càng nhiều thì trao đổi chất càng giảm, người ăn kiêng buộc phải tập thể dục lâu hơn mới có thể đốt cháy hết cùng một lượng calo. Chưa hết, trao đổi chất chậm còn kéo dài từ 6-7 năm sau khi giảm cân. (Ảnh: Healthista)
Rất nhiều người tin rằng ăn kiêng là cuộc chiến của ý chí và cảm giác thèm ăn nhưng thực tế còn hơn thế. Khi dùng ý chí để giảm cân, người ăn kiêng bị rơi vào vòng luẩn quẩn lúc thì quyết tâm giảm cân, lúc thì lại ghen tị với những người có thể ăn gì tùy thích và ý chí không phải lúc nào cũng thắng. (Ảnh: Healthista)
Khi buộc phải tính toán calo trong khi ăn kiêng, chúng ta rất dễ mắc sai lầm và chỉ 5% sai lỗi là đã đủ để cân nặng tăng lên. Hơn thế nữa các nhà sản xuất thường hay khẳng định sản phẩm của mình ít calo để bán được hàng. (Ảnh: Healthista)
Duy trì cân nặng ổn định là một công việc lâu dài và đối với nhiều người, đó là một cuộc chiến. Rất nhiều người cứ mãi trong vòng luẩn quẩn giảm cân rồi lại tăng lại đúng số cân đã mất mà không đạt được mục tiêu mong muốn. (Ảnh: Healthista)