Nâng ly chúc rượu nhau ngày Tết là một tập quán khó bỏ nhưng hãy cẩn thận, uống nhiều rượu để chào đón năm mới có thể sẽ vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là trong thời tiết lạnh. Trời lạnh uống rượu sẽ làm cơ thể ấm hơn vì khiến các mạch máu trên da được “mở” ra. Tuy nhiên, cảm giác “ấm” đó không phải là do nhiệt độ cơ thể thay đổi. Bạn vẫn có thể bị giảm nhiệt và lạnh cóng trong khi đang uống rượu. Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ đã khuyến cáo nên dè chừng với khi uống rượu trong những ngày trời lạnh vì khiến cơ thể mất nhiệt rất nhanh. Tương tự như vậy đối với đồ uống có caffein.Điều này xảy ra như thế nào? Chất cồn là một chất làm giãn mạch máu, nhất là các mao mạch dưới bề mặt da. Vì vậy lượng máu luân chuyển đến bề mặt da tăng lên khiến bạn cảm thấy ấm hơn. Nhưng chính điều này sẽ làm mất khả năng bảo vệ của cơ thể trước thời tiết lạnh như thu hẹp các mạch máu lại để ngăn máu chảy ít tới bề mặt da để giữ nhiệt.Thời tiết càng lạnh thì máu gần bề mặt da càng bị lạnh nhanh. Vì vậy nguy cơ bị mất nhiệt khi uống rượu trong thời tiết lạnh tăng lên gấp đôi. Có thể quan sát triệu chứng giãn mạch máu ở những người uống rượu bị đỏ mặt, thậm chí mới chỉ uống ít. Ở những người ngày, nhiệt độ mất đi còn nhiều hơn. Đây vẫn chưa phải là tác hại duy nhất. Nghiên cứu cho thấy uống rượu khi trời lạnh làm giảm khả năng và xu hướng rùng mình, tức làm mất đi một bản năng giữ ấm khác của cơ thể. Đối với những người đã mắc sẵn các bệnh tim mạch thì uống rượu khi trời lạnh còn nguy hiểm hơn vì phải gắng sức trong thời tiết lạnh, nguy cơ đau tim, đột quỵ… sẽ tăng cao hơn.
Nâng ly chúc rượu nhau ngày Tết là một tập quán khó bỏ nhưng hãy cẩn thận, uống nhiều rượu để chào đón năm mới có thể sẽ vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là trong thời tiết lạnh.
Trời lạnh uống rượu sẽ làm cơ thể ấm hơn vì khiến các mạch máu trên da được “mở” ra. Tuy nhiên, cảm giác “ấm” đó không phải là do nhiệt độ cơ thể thay đổi. Bạn vẫn có thể bị giảm nhiệt và lạnh cóng trong khi đang uống rượu.
Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ đã khuyến cáo nên dè chừng với khi uống rượu trong những ngày trời lạnh vì khiến cơ thể mất nhiệt rất nhanh. Tương tự như vậy đối với đồ uống có caffein.
Điều này xảy ra như thế nào? Chất cồn là một chất làm giãn mạch máu, nhất là các mao mạch dưới bề mặt da. Vì vậy lượng máu luân chuyển đến bề mặt da tăng lên khiến bạn cảm thấy ấm hơn. Nhưng chính điều này sẽ làm mất khả năng bảo vệ của cơ thể trước thời tiết lạnh như thu hẹp các mạch máu lại để ngăn máu chảy ít tới bề mặt da để giữ nhiệt.
Thời tiết càng lạnh thì máu gần bề mặt da càng bị lạnh nhanh. Vì vậy nguy cơ bị mất nhiệt khi uống rượu trong thời tiết lạnh tăng lên gấp đôi. Có thể quan sát triệu chứng giãn mạch máu ở những người uống rượu bị đỏ mặt, thậm chí mới chỉ uống ít. Ở những người ngày, nhiệt độ mất đi còn nhiều hơn.
Đây vẫn chưa phải là tác hại duy nhất. Nghiên cứu cho thấy uống rượu khi trời lạnh làm giảm khả năng và xu hướng rùng mình, tức làm mất đi một bản năng giữ ấm khác của cơ thể.
Đối với những người đã mắc sẵn các bệnh tim mạch thì uống rượu khi trời lạnh còn nguy hiểm hơn vì phải gắng sức trong thời tiết lạnh, nguy cơ đau tim, đột quỵ… sẽ tăng cao hơn.