Người phụ nữ nổi điên vì thói quen kinh khủng này của chồng

Google News

Tất cả những đam mê cuộc sống, kỳ vọng đẹp đẽ về tình yêu của cô dần tiêu hao theo thời gian.

Trong hôn nhân, ai cũng muốn mình là người hạnh phúc, nhưng không phải ai cũng gặp may mắn.

Trên diễn đàn Zhihu, một người kể về cuộc hôn nhân của mình. Sau khi kết hôn, cô ấy từ bỏ công việc yêu thích, toàn tâm nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình nhưng chồng lại chỉ biết chê bai vợ vụng về và thiếu hiểu biết.

Từ một cô gái hiền lành, tốt bụng, người phụ nữ này sẵn sàng xù lông và nổi điên khi bị chồng chỉ trích. Hôn nhân của họ sau những trận cãi vã là sự thờ của chồng, còn người vợ bị tổn thương sâu sắc.

Hôn nhân của họ sau những trận cãi vã là sự thờ của chồng, còn người vợ bị tổn thương sâu sắc. Ảnh minh họa

Trong cuộc hôn nhân kiểu này, hai người ở bên nhau nhưng cãi vã mỗi ngày. Giữa họ chỉ có buộc tội và oán trách. Tất cả những đam mê cuộc sống, kỳ vọng đẹp đẽ về tình yêu dần tiêu hao theo thời gian. Đó là kiểu hôn nhân giày vò, chỉ nhìn thấy khuyết điểm của nhau.

"Trong hôn nhân, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào nhau và cũng đừng tự hành hạ bản thân bởi cuộc hôn nhân không như ý", người phụ nữ nói sau khi ký đơn ly dị chồng và kết thúc câu chuyện của mình.

Những thói quen xấu khiến hôn nhân nhanh tan vỡ

1. Cằn nhằn, chỉ trích quá nhiều

Tỉ lệ vàng cho giao tiếp là 80% những gì bạn nói nên là những lời tích cực và 20% còn lại nên là chỉ trích hay chỉ thị. Nhưng ở một số cặp đôi, tỉ lệ đó gần như ngược lại.

Khi một trong hai người liên tục tỏ ra bất mãn và phàn nàn về những điều từ nhỏ tới lớn, họ bắt đầu khiến người kia mất tinh thần và cảm thấy mình không thể làm đúng điều gì. Dần dần, "nửa kia" dần xa cách họ.

2. Khả năng tranh luận không ngang sức

Trong một mối quan hệ, việc người này có khả năng tranh luận hoặc nói về những vấn đề về tình cảm tốt hơn người kia là một bất lợi cho họ.

Người có khả năng giao tiếp, bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc thiếu trôi chảy hơn sẽ thua hầu hết các cuộc tranh luận, thậm chí kể cả khi họ không sai.

Theo thời gian, họ nhận ra tranh cãi thật vô nghĩa vì không bao giờ thắng nên họ dần không còn muốn không mở lòng với người kia.

Ảnh minh họa

3. Không đồng cảm với những phiền muộn của đối phương

Việc một người không thể chia sẻ hay cảm thông với nỗi lòng của "nửa kia" có thể khiến mối quan hệ của họ trở nên xấu đi đáng kể.

Trong những trường hợp như vậy, thường thì người thiếu sự động viên sẽ dần khép mình và tìm cách đáp ứng những nhu cầu cảm xúc đó ở nơi khác.

4. Lờ đi những lời phàn nàn quan trọng

Mặc dù nghe phàn nàn quá nhiều sẽ cảm thấy cực kì khó chịu nhưng việc bỏ qua những lời phàn nàn có lý của đối phương, đặc biệt là khi chúng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, sẽ khiến họ cảm thấy bị phớt lờ, bỏ mặc.

Con người sẽ phàn nàn nhiều lần về một vấn đề như vậy cho đến khi họ cảm thấy ý kiến của mình không được tiếp nhận và cuối cùng quá tổn thương và buông bỏ. Và lúc đó, mối quan hệ của họ bắt đầu có vấn đề thực sự.

5. Lạm dụng thiết bị công nghệ

Nhiều người trong chúng ta nghiện sử dụng điện thoại, máy tính và nhiều khi những thiết bị này còn hấp dẫn chúng ta hơn là người bạn đời của mình. Những lần bạn mải mê "lướt" điện thoại trên bàn ăn, trong khi nói chuyện hay thậm chí là trong những khoảnh khắc thân mật với "nửa kia" của mình có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, niềm hạnh phúc và sự hài lòng trong mối quan hệ của bạn.

 
 

 


Theo Thư Di (t/h)/Gia đình & Xã hội

>> xem thêm

Bình luận(0)