Người chuyển giới ở Mông Cổ bị kỳ thị, hắt hủi thế nào?

Google News

Những người có giới tính thứ ba tại Mông Cổ phải đối mặt với một áp lực vô cùng lớn từ xã hội khi đi đâu cũng gặp sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

Ở Mông Cổ, sự phân biệt đối xử và bạo lực đối với người chuyển giới rất khủng khiếp. Nhiều người chuyển giới đã chọn sống cuộc đời khép kín thay vì đối mặt với sự đàn áp mà họ có thể gặp phải. Năm 2011, nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha Alvaro Laiz đã quyết định ghi lại những câu chuyện đau lòng và tàn khốc của họ trong loạt ảnh "Người chuyển giới Mông Cổ".
"Tôi quyết định đến Mông Cổ vì một vài lý do", nhiếp ảnh gia viết trong lá thư gửi tờ Huffington Post. "Đây là nơi nằm giữa ngã 3 của 3 thế giới khác nhau: Nga, châu Âu và Trung Quốc nhưng vẫn giữ được bản sắc của riêng mình. Mông Cổ đang phải đối mặt với sự thay đổi đột ngột sau khi mở cửa biên giới cho đầu tư từ phương Tây. Nhưng mặt khác, di sản cộng sản và du mục của họ vẫn còn. Chính sự trùng lặp đương thời của họ đã mê hoặc tôi".
Nguoi chuyen gioi o Mong Co bi ky thi, hat hui the nao?
 

Nguoi chuyen gioi o Mong Co bi ky thi, hat hui the nao?-Hinh-2
 Người chuyển giới trong trang phục truyền thống Mông Cổ.
"Sau khi thực hiện nghiên cứu về các bộ lạc du mục ở Nga, tôi bắt gặp nhân vật Thành Cát Tư Hãn. Ông được coi là nhà lãnh đạo đầu tiên, người tuyên bố đồng tính luyến ái là bất hợp pháp, phải chịu án tử hình. Điều đó nhằm tăng dân số và giúp Mông Cổ đương đầu với quân đội Trung Quốc thời nhà Tống", Alvaro nói. Ban đầu, Alvaro không có ý định tiếp cận vấn đề người chuyển giới tại Mông Cổ. Nhưng sau khi thấy có rất ít thông tin về chủ đề này, ông quyết định tự mình tìm kiếm.
Sau khi tiến hành một số nghiên cứu, Alvaro đã kết nối với nhiều người chuyển giới từ nam sang nữ, những người cho phép ông thâm nhập vào cuộc sống của họ. Ban đầu, nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha phải mất nhiều thời gian thuyết phục mới chiếm được sự tin tưởng từ những người chuyển giới ở đây. “Tôi hiểu sự cẩn trọng của họ bởi không dễ đặt niềm tin vào một người mới đến, đặc biệt là ở một nơi như Mông Cổ”, ông nói. 
Nguoi chuyen gioi o Mong Co bi ky thi, hat hui the nao?-Hinh-3
Nyamka, 20 tuổi, một nhân viên xã hội, đang trút bỏ lớp son phấn và quần áo nữ, quay về với thân phận một người đàn ông sau khi tham gia bữa tiệc ngầm. 
Từ những giáo viên, nhân viên xã hội cho tới những vũ công, gái mại dâm, các đối tượng mà Alvaro chụp ảnh phản ánh sự đa dạng trong giới chuyển giới tại Mông Cổ. Họ có một điểm chung là luôn phải gồng mình lên, giấu giếm thân phận thực sự bởi nếu lộ ra, không chỉ bản thân bị kỳ thị mà gia đình cũng bị ảnh hưởng.
Những bức ảnh của Alvaro ghi lại cảnh mọi người đã trang điểm, đeo trang sức, thư giãn riêng tư, cho thấy những lễ nghi hàng ngày của những công dân Mông Cổ đang chịu áp bức bi thảm tại chính quê nhà. Những người chuyển giới tại Mông Cổ luôn mơ ước tới một vùng đất, nơi không có sự kỳ thị, đàn áp và họ sẽ không phải che giấu thân phận thật nữa.
Nguoi chuyen gioi o Mong Co bi ky thi, hat hui the nao?-Hinh-4
 Người chuyển giới nữ Gambush đang trang điểm ở một nơi tối tăm, ít người qua lại.
"Họ không thể thể hiện bản thân một cách bình thường, ngoại trừ ở những nơi nhất định. Cuộc sống của bạn trở thành một kịch bản mà ở đó, bạn đang giả vờ là một người khác. Công việc của bạn, người thân của bạn trở thành một phần của cuộc trình diễn này. Có rất ít khoảng trống để bạn được làm điều mình muốn. Thật điên rồ", nhiếp ảnh gia giải thích.
Cùng với những bức ảnh tài liệu, kỳ quặc hơn, Alvaro cũng chụp các nhân vật của mình trong trang phục nữ hoàng Mông Cổ truyền thống, mở rộng hơn sang loạt chủ đề về bản sắc, trang phục.
"Được sinh ra đúng hoặc sai nơi sẽ khiến bạn trở thành một người khác", Alvaro nói, chạm vào bản chất thực sự của việc chúng ta là ai và chúng ta được phép là ai.
Nguoi chuyen gioi o Mong Co bi ky thi, hat hui the nao?-Hinh-5
Baara, 55 tuổi, là một trong những người chuyển giới sống chui lủi ở thành phố nghèo Ulaanbataar. 
Những năm gần đây, có dấu hiệu cho thấy quan điểm về người chuyển giới ở Mông Cổ đã thoáng hơn so với trước. Năm 2009, tổ chức phi chính phủ về quyền LGBT lần đầu được thành lập ở Mông Cổ. Năm 2013, tuần lễ tự hào người chuyển giới lần đầu được tổ chức. Thông qua việc giáo dục thế hệ trẻ về nhân quyền, sự tha thứ và khoan dung, xã hội Mông Cổ đang dần có cái nhìn khác tích cực hơn dành cho người chuyển giới.
Nguoi chuyen gioi o Mong Co bi ky thi, hat hui the nao?-Hinh-6
  Naaram lớn lên ở Nga nhưng nhanh chóng quay lại Mông Cổ, bị thất nghiệp và gần như không có gia đình, cuộc sống thì bấp bênh, vô định.
"Người chuyển giới Mông Cổ" là dự án dài hạn đầu tiên, trong đó nhiếp ảnh gia Alvaro khám phá những người chuyển giới trong những xã hội du mục khắp toàn cầu. Sau khi phám phá cuộc sống của người chuyển giới ở Ulaanbaatar, Mông Cổ, Alvaro đã dành 2 năm ở những vùng đầm lầy của Venezuela để ghi nhận sự chấp nhận những cá nhân chuyển giới trong xã hội Warao. Các dự án của nhiếp ảnh gia này nhằm truyền tải đến người xem một thông điệp, đó là người chuyển giới cũng như bao người bình thường khác, họ đang cố gắng sống cuộc đời của họ và rất cần sự quan tâm, chia sẻ của xã hội.
Theo Khám phá

>> xem thêm

Bình luận(0)