Vào thế kỷ 13, người Mông Cổ đã xây dựng được một đế chế trải dài hơn 9700 km với diện tích lên tới 24 triệu km2, tương đương 1/6 diện tích thế giới. Để làm được điều này, họ đã xây dựng cho mình một đội kỵ binh có sức mạnh khủng khiếpSức mạnh của kỵ binh Mông Cổ bắt nguồn từ việc người Mông Cổ vốn là dân du mục, lớn lên trên yên ngựa. Vừa cưỡi ngựa vừa bắn cung là kỷ năng mà mọi nam thanh niên Mông Cổ thành thục khi đến tuổi trưởng thành.Bên cạnh đó, người Mông Cổ đã tập trung phát triển những chiến thuật và kỹ năng tác chiến độc đáo, khiến cho sức mạnh đội kỵ binh của họ tăng lên gấp bội.Theo các nhà nghiên cứu, quân Mông Cổ chuẩn bị cho các chiến dịch hết sức kỹ lưỡng. Trước mỗi chiến dịch, các đoàn quân tiền trạm luôn được cử đi trước để xem xét nguồn nước, tình trạng cỏ và thời tiết, các yếu tố rất quan trọng nhất với kỵ binh.Và khi hành quân đường dài, chiến binh Mông Cổ được trang bị phù hợp, chỉ mang theo đúng những gì họ cần. Ngoài vũ khí, mỗi người lính đều mang ltheo trang phục phù hợp với thời tiết và các vật dụng sinh hoạt như đá lửa, bao da đựng nước, giũa để mài mũi tên, thòng lọng để trói thú vật hay tù binh…Quân đội Mông Cổ chỉ có kỵ binh mà không có bộ binh, do đó họ đạt được tốc độ hành quân nhanh nhất. Họ có thể đi 10 ngày đường mà không cần phải dừng chân nhóm lửa, vì có thể uống máu ngựa khi cần, và mỗi người đều mang theo mình khoảng 4,5 kg bột sữa và thịt khô. Ngoài ra, họ vắt sữa ngựa để uống, săn bắn và cướp bóc để lấy thức ăn, hoặc khi không cướp được thì giết ngựa để ăn thịt.Do ăn toàn thịt và sữa nên người Mông Cổ luôn thừa protein, khiến họ có xương và răng chắc khỏe. Với thể trạng như vậy, họ có thể đi tới một, hai ngày đường mà không cần ăn, và khi đối đầu tay đôi với những binh lính chỉ ăn các loại hạt, họ thể hiện sức mạnh vượt trội.Quân đội Mông Cổ được tổ chức thành các đơn vị một vạn người. Vị chỉ huy của nhóm một vạn quân luôn di chuyển ở trung tâm. Mỗi khi đóng trại, tất cả quân lính đều biết lều của chỉ huy ở đâu, hay xin cấp phát các thứ họ cần ở đâu.Trên đường hành quân, quân Mông Cổ thường ca hát, và các chỉ huy đã nghĩ ra cách đặt lời bài hát về các luật lệ và phép ứng xử trong quân đội. Nhờ liên tục hát các bài hát này, mà các chiến binh Mông Cổ tuân thủ luật lệ quân đội.Có thể nói, nhờ kỹ năng du mục bẩm sinh cùng cách thức tổ chức quân đội độc đáo, kỵ binh Mông Cổ đã trở thành một thể lực quân sự khủng khiếp bậc nhất của thời trung cổ. Dù vậy, điều này không giúp cho họ giành được thành công trong cả ba lần xâm lược Đại Việt…Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
Vào thế kỷ 13, người Mông Cổ đã xây dựng được một đế chế trải dài hơn 9700 km với diện tích lên tới 24 triệu km2, tương đương 1/6 diện tích thế giới. Để làm được điều này, họ đã xây dựng cho mình một đội kỵ binh có sức mạnh khủng khiếp
Sức mạnh của kỵ binh Mông Cổ bắt nguồn từ việc người Mông Cổ vốn là dân du mục, lớn lên trên yên ngựa. Vừa cưỡi ngựa vừa bắn cung là kỷ năng mà mọi nam thanh niên Mông Cổ thành thục khi đến tuổi trưởng thành.
Bên cạnh đó, người Mông Cổ đã tập trung phát triển những chiến thuật và kỹ năng tác chiến độc đáo, khiến cho sức mạnh đội kỵ binh của họ tăng lên gấp bội.
Theo các nhà nghiên cứu, quân Mông Cổ chuẩn bị cho các chiến dịch hết sức kỹ lưỡng. Trước mỗi chiến dịch, các đoàn quân tiền trạm luôn được cử đi trước để xem xét nguồn nước, tình trạng cỏ và thời tiết, các yếu tố rất quan trọng nhất với kỵ binh.
Và khi hành quân đường dài, chiến binh Mông Cổ được trang bị phù hợp, chỉ mang theo đúng những gì họ cần. Ngoài vũ khí, mỗi người lính đều mang ltheo trang phục phù hợp với thời tiết và các vật dụng sinh hoạt như đá lửa, bao da đựng nước, giũa để mài mũi tên, thòng lọng để trói thú vật hay tù binh…
Quân đội Mông Cổ chỉ có kỵ binh mà không có bộ binh, do đó họ đạt được tốc độ hành quân nhanh nhất. Họ có thể đi 10 ngày đường mà không cần phải dừng chân nhóm lửa, vì có thể uống máu ngựa khi cần, và mỗi người đều mang theo mình khoảng 4,5 kg bột sữa và thịt khô. Ngoài ra, họ vắt sữa ngựa để uống, săn bắn và cướp bóc để lấy thức ăn, hoặc khi không cướp được thì giết ngựa để ăn thịt.
Do ăn toàn thịt và sữa nên người Mông Cổ luôn thừa protein, khiến họ có xương và răng chắc khỏe. Với thể trạng như vậy, họ có thể đi tới một, hai ngày đường mà không cần ăn, và khi đối đầu tay đôi với những binh lính chỉ ăn các loại hạt, họ thể hiện sức mạnh vượt trội.
Quân đội Mông Cổ được tổ chức thành các đơn vị một vạn người. Vị chỉ huy của nhóm một vạn quân luôn di chuyển ở trung tâm. Mỗi khi đóng trại, tất cả quân lính đều biết lều của chỉ huy ở đâu, hay xin cấp phát các thứ họ cần ở đâu.
Trên đường hành quân, quân Mông Cổ thường ca hát, và các chỉ huy đã nghĩ ra cách đặt lời bài hát về các luật lệ và phép ứng xử trong quân đội. Nhờ liên tục hát các bài hát này, mà các chiến binh Mông Cổ tuân thủ luật lệ quân đội.
Có thể nói, nhờ kỹ năng du mục bẩm sinh cùng cách thức tổ chức quân đội độc đáo, kỵ binh Mông Cổ đã trở thành một thể lực quân sự khủng khiếp bậc nhất của thời trung cổ. Dù vậy, điều này không giúp cho họ giành được thành công trong cả ba lần xâm lược Đại Việt…
Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.