Người cao tuổi cần chú ý những gì để bảo vệ bản thân trong thời Covid-19

Google News

(Kiến Thức) - Tốt nhất là người cao tuổi nên "cách ly" với những thông tin tiêu cực liên quan đến Covid-19 hay virus corona đang tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Người cao tuổi mắc nhiều bệnh lại đa số là các bệnh mãn tính, do đó họ là đối tượng rất dễ gặp nguy hiểm khi nhiễm Covid-19. Vậy phải làm sao để người cao tuổi có thể bảo vệ bản thân trong thời kỳ dịch bệnh.
Sống lành mạnh, duy trì thái độ lạc quan
Tình hình bệnh Covid-19 đang ngày một lan rộng, những thông tin liên tục có thể khiến cảm xúc của người cao tuổi không ổn định. Khả năng điều tiết tâm lý và thể chất kém của người cao tuổi có thể dễ dàng gây ra những biến chứng nghiêm trọng về huyết áp, nhịp tim và rối loạn nội tiết, khiến các bệnh về tim mạch và mạch máu não tái phát.
Tốt nhất là người cao tuổi nên "cách ly" với những thông tin tiêu cực liên quan đến virus corona đang tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ nên tìm hiểu trên những nền tảng thông tin chính thống, chăm chút cho sở thích cá nhân, luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Nguoi cao tuoi can chu y nhung gi de bao ve ban than trong thoi Covid-19
 Ảnh minh họa.
Không mù quáng thay đổi chế độ ăn để phòng chống bệnh
Hầu hết người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng lipid máu, tăng axit uric máu và các bệnh tim mạch, phình mạch máu não đều đã có chế độ ăn uống riêng biệt.
Trong thời gian này, phải duy trì bình tĩnh, thực hiện chế độ ăn thích hợp mà bấy lâu bạn vẫn đang sử dụng. Không nên ăn những loại thức phẩm khác chỉ vì mục đích ngăn ngừa bệnh hoặc cải thiện khả năng miễn dịch.
Đồng thời, cũng không mù quáng sử dụng các thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe. Việc thay đổi thói quen ăn uống phù hợp có thể gây ra sự mất ổn định, khiến bệnh mãn tính tái phát, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

HLV Park hướng dẫn rửa tay đúng cách

Tập thể dục hàng ngày
Covid-19 buộc mọi người phải hạn chế ra ngoài thế nhưng đối với người già, lười vận động có thể ảnh hưởng đến huyết áp và lượng đường trong máu, thậm chí còn làm tăng chứng suy nhược, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy tiếp tục các hoạt động thể dục như đi bộ nhẹ, thể dục nhịp điệu, tập dưỡng sinh trong nhà để rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Dùng thuốc đúng liều lượng quy định
Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng lipid máu và các bệnh tim mạch cần dùng thuốc lâu dài. Trong thời gian dịch bệnh, không được tự ý dừng thuốc, nếu không sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ tái phát các bệnh mãn tính.
Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
Người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:
- Thường xuyên đeo khẩu trang; thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.
- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt... Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. Việc người dân nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.

Kiều Dụ (Theo Sina)

>> xem thêm

Bình luận(0)