Ngũ cốc là tên gọi chung để chỉ năm loại thực vật với hạt có thể ăn được là kê, đậu, ngô, lúa nếp và lúa tẻ. Sau này, ngũ cốc là từ hay được dùng để gọi chung cho các loại cây lương thực có hạt dùng để ăn. (Nguồn Phunukieuviet)Một số loại ngũ cốc phổ biến có thể kể đến là các loại gạo (gạo lứt, gạo nếp, gạo tẻ,...), yến mạch, đại mạch, hắc mạch, lúa mì,... (Nguồn Botngucoc) Ngũ cốc không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Cụ thể, ngũ cốc giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho người bị táo bón kinh niên. (Nguồn Vietq)Ngũ cốc còn chứa các vitamin nhóm B, axit folic và sắt dồi dào nên rất tốt cho phụ nữ mang thai. (Nguồn Lamkieuspa)Bên cạnh đó, ngũ cốc còn thích hợp với người có bệnh cao huyết áp hoặc tim mạch vì chứa hàm lượng muối thấp. (Nguồn Blogspot)Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng ngũ cốc chứa phytosterol giúp hỗ trợ việc phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ruột kết. (Nguồn Tapchitangcan)Ngũ cốc là thực phẩm ít chất béo, khiến bạn no lâu hơn trong khi không hấp thụ số lượng quá nhiều calo vào cơ thể. Do đó bạn có thể sử dụng ngũ cốc như một loại thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. (Nguồn Bizweb)Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều ngũ cốc cũng sẽ bất lợi cho sức khỏe. Một số người có thể chất đặc biệt không nên thường xuyên ăn ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc thô như người có chức năng dạ dày kém hay người mắc bệnh tiêu hóa. (Nguồn Phunu8)Những người có hệ miễn dịch kém, người lao động nặng, người già và trẻ nhỏ, thanh thiếu niên đang độ tuổi phát triển cũng không nên sử dụng nhiều ngũ cốc thô. (Nguồn Mevacon)Ngũ cốc thô có chứa axit phytic và chất xơ, sẽ kết hợp với nhau tạo kết tủa, cản trở cơ thể hấp thụ khoáng chất như canxi, sắt…nên người thiếu các nguyên tố canxi, sắt…cũng được khuyến cáo không nên sử dụng ngũ cốc thô. (Nguồn Bizweb)
Ngũ cốc là tên gọi chung để chỉ năm loại thực vật với hạt có thể ăn được là kê, đậu, ngô, lúa nếp và lúa tẻ. Sau này, ngũ cốc là từ hay được dùng để gọi chung cho các loại cây lương thực có hạt dùng để ăn. (Nguồn Phunukieuviet)
Một số loại ngũ cốc phổ biến có thể kể đến là các loại gạo (gạo lứt, gạo nếp, gạo tẻ,...), yến mạch, đại mạch, hắc mạch, lúa mì,... (Nguồn Botngucoc)
Ngũ cốc không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Cụ thể, ngũ cốc giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, tốt cho người bị táo bón kinh niên. (Nguồn Vietq)
Ngũ cốc còn chứa các vitamin nhóm B, axit folic và sắt dồi dào nên rất tốt cho phụ nữ mang thai. (Nguồn Lamkieuspa)
Bên cạnh đó, ngũ cốc còn thích hợp với người có bệnh cao huyết áp hoặc tim mạch vì chứa hàm lượng muối thấp. (Nguồn Blogspot)
Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng ngũ cốc chứa phytosterol giúp hỗ trợ việc phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ruột kết. (Nguồn Tapchitangcan)
Ngũ cốc là thực phẩm ít chất béo, khiến bạn no lâu hơn trong khi không hấp thụ số lượng quá nhiều calo vào cơ thể. Do đó bạn có thể sử dụng ngũ cốc như một loại thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. (Nguồn Bizweb)
Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều ngũ cốc cũng sẽ bất lợi cho sức khỏe. Một số người có thể chất đặc biệt không nên thường xuyên ăn ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc thô như người có chức năng dạ dày kém hay người mắc bệnh tiêu hóa. (Nguồn Phunu8)
Những người có hệ miễn dịch kém, người lao động nặng, người già và trẻ nhỏ, thanh thiếu niên đang độ tuổi phát triển cũng không nên sử dụng nhiều ngũ cốc thô. (Nguồn Mevacon)
Ngũ cốc thô có chứa axit phytic và chất xơ, sẽ kết hợp với nhau tạo kết tủa, cản trở cơ thể hấp thụ khoáng chất như canxi, sắt…nên người thiếu các nguyên tố canxi, sắt…cũng được khuyến cáo không nên sử dụng ngũ cốc thô. (Nguồn Bizweb)