Đối với rất nhiều người trong chúng ta, thức ăn thừa trở thành nguyên liệu cho 1-2 bữa tiếp theo là chuyện bình thường vì vừa tiện dụng vừa tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ gặp phải những nguy hại đến sức khỏe do ngộ độc cơm nguội.Theo NHS, chính cách bảo quản cơm sau khi nấu mới là nguyên nhân gây ngộ độc. Gạo chưa nấu thường có chứa các bào tử vi khuẩn hình que – một loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm. Những bào tử vi khuẩn này vẫn có khả năng sống sót sau khi gạo đã nấu chín thành cơm. Vì vậy, sau khi cơm chín, nếu để cơm ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài thì những bào tử này có thể phát triển thành vi khuẩn có thể sản sinh ra những độc tố gây bệnh, cuối cùng dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, nếu là người thường xuyên để cơm nguội trong bếp thật lâu mới cho vào tủ lạnh thì bạn cần thay đổi ngay thói quen này. Thời gian để cơm ở nhiệt độ phòng càng lâu thì nguy cơ vi khuẩn phát triển và gây ngộ độc càng lớn. Có thể dễ dàng tránh ngộ độc từ cơm nguội nếu bạn áp dụng vài nguyên tắc bảo quản cơ bản như sau: Ăn cơm ngay sau khi nấu chín và sau đó để nguội càng nhanh càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 1 tiếng. Đây là điều quan trọng nhất. Ngoài ra, không nên để cơm nguội trong tủ lạnh quá 1 ngày mới hâm lại và chỉ nên hâm nóng cơm 1 lần. Với những nguyên tắc này, cơm nguội của bạn lúc nào cũng trong tình trạng ngo lại an toàn với sức khỏe. (Nguồn ảnh: NB)
Đối với rất nhiều người trong chúng ta, thức ăn thừa trở thành nguyên liệu cho 1-2 bữa tiếp theo là chuyện bình thường vì vừa tiện dụng vừa tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ gặp phải những nguy hại đến sức khỏe do ngộ độc cơm nguội.
Theo NHS, chính cách bảo quản cơm sau khi nấu mới là nguyên nhân gây ngộ độc. Gạo chưa nấu thường có chứa các bào tử vi khuẩn hình que – một loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.
Những bào tử vi khuẩn này vẫn có khả năng sống sót sau khi gạo đã nấu chín thành cơm. Vì vậy, sau khi cơm chín, nếu để cơm ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài thì những bào tử này có thể phát triển thành vi khuẩn có thể sản sinh ra những độc tố gây bệnh, cuối cùng dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, nếu là người thường xuyên để cơm nguội trong bếp thật lâu mới cho vào tủ lạnh thì bạn cần thay đổi ngay thói quen này. Thời gian để cơm ở nhiệt độ phòng càng lâu thì nguy cơ vi khuẩn phát triển và gây ngộ độc càng lớn.
Có thể dễ dàng tránh ngộ độc từ cơm nguội nếu bạn áp dụng vài nguyên tắc bảo quản cơ bản như sau: Ăn cơm ngay sau khi nấu chín và sau đó để nguội càng nhanh càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 1 tiếng. Đây là điều quan trọng nhất.
Ngoài ra, không nên để cơm nguội trong tủ lạnh quá 1 ngày mới hâm lại và chỉ nên hâm nóng cơm 1 lần. Với những nguyên tắc này, cơm nguội của bạn lúc nào cũng trong tình trạng ngo lại an toàn với sức khỏe. (Nguồn ảnh: NB)