Bí đao là loại quả phân bố chủ yếu ở châu Á và các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Bí đao rất giàu protein, carbohydrate và một lượng nhỏ các khoáng chất như canxi, phốt pho và sắt, đồng thời cũng rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng khác.
Theo y học cổ truyền, bí đao có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, giúp giảm mụn sưng và điều trị phù thũng, giảm cân... Đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nó lại kỵ một số loại như:
Bí đao không chỉ dùng để chế biến đồ ăn mà còn được sử dụng trong việc làm đẹp, giảm cân…
Bí đao rất tốt cho phổi và thận, giúp lợi tiểu, chữa ho. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều muối khi chế biến sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ điều trị bệnh của bí đao, nhất là khả năng chữa ho.
Thịt cá diếc có vị ngọt, tính ôn; tốt cho dạ dày, có thể chữa phù nề, giải độc, giúp lợi tiểu và làm thông sữa cho người mẹ. Nhưng nếu ăn cá diếc chung với bí đao có thể gây mất nước nghiêm trọng. Món ăn này sẽ khiến ta đi tiểu nhiều.
Đậu đỏ chứa nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin và khoáng chất,... lại có công dụng giảm béo khá tốt. Bí đao có tính mát, giúp lợi tiểu. Kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều, từ đó dẫn đến mất nước trong cơ thể.
Trong bí đao chứa nhiều Vitamin và muối khoáng, nhưng giấm lại có khả năng phá hoại hầu hết các chất này, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Vì vậy, không nên nấu bí đao chung với nấm.
Lưu ý, không nên ăn sống hoặc uống nước bí đao ép sống vì sẽ gậy hại cho hệ tiêu hóa.