Người Trung Quốc có câu: “Mùa đông ăn thịt gia súc, mùa hè ăn vịt gà, tôm cá quanh năm” để nói về thực phẩm nên ăn theo từng mùa. Quả thực, thịt vịt không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn ngọt mát, thích hợp ăn trong thời tiết nóng nực mùa hè. (Ảnh minh họa)Về tác dụng của thịt vịt, Trung y quan niệm loại thịt này vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt. Mùa hè ăn thịt vịt sẽ giúp giải nhiệt rất tốt, tác dụng này rất hiếm thấy ở các loại thịt khác.Ngoài tác dụng thanh nhiệt, thịt vịt còn mang lại hiệu quả “bổ trung ích khí, dưỡng âm ngũ tạng, thanh nhiệt tiêu tích, dưỡng huyết bổ thủy, dưỡng dạ dày, nhuận phế”. Với ưu điểm này, thịt vịt rất tốt cho người hay cáu gắt, bốc hỏa, mệt mỏi.Theo quan điểm dinh dưỡng hiện đại, thịt vịt cũng thích hợp ăn mùa hè. Thời điểm ăn thịt vịt này mang lại tác dụng ấn tượng.Cụ thể, thịt vịt là loại thịt trắng, hàm lượng protein chất lượng cao chiếm khoảng 15% - cao hơn thịt lợn. Trong khi đó, lượng chất béo trung bình trong thịt vịt lại thấp hơn một nửa so với thịt lợn. Ăn thịt vịt thường xuyên giúp tăng cường miễn dịch mà không nạp quá nhiều chất béo.Đáng lưu ý, thịt vịt có tỷ lệ axit béo bão hòa thấp, hàm lượng axit béo không bão hòa đơn cao, thành phần axit béo có lợi cho sức khỏe cao hơn so với thịt đỏ.Thịt vịt đặc biệt giàu niacin. Chất này tốt cho việc duy trì nhiều cơ quan quan trọng, bao gồm cả cơ tim. Theo thống kê, ăn khoảng bốn hoặc hai miếng thịt vịt về cơ bản có thể đáp ứng lượng niacin được khuyến nghị hàng ngày.Thịt vịt cũng rất giàu vitamin B, vitamin E, kali, kẽm, selen và các chất dinh dưỡng khác. Lấy kẽm làm ví dụ, hàm lượng chất này trong 100g thịt vịt có thể đạt khoảng 20% nhu cầu hàng ngày.Lợi ích của thịt vịt từ lâu được công nhận. Tuy vậy, lượng chất béo trong vịt vẫn khá lớn khiến người thừa cân, người có nhu cầu giảm cân e ngại. Để ăn thịt vịt mà không nạp nhiều chất béo, bạn nên loại bỏ phần da rồi chế biến món ăn. Cách này góp phần giảm một nửa lượng mỡ.Thật vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy thịt vịt bỏ da quay không dầu có hàm lượng protein hơn 23%, hàm lượng chất béo chỉ còn 11%. Đáng lưu ý, hơn một nửa số chất béo này là axit béo không no.Đặc biệt, ức vịt sau khi bỏ da có lượng mỡ còn ít hơn nhiều, chỉ 1,5%. Điều này khiến ức vịt trở thành thực phẩm ít chất béo, giàu protein lý tưởng cho người muốn giảm cân. Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THĐT)
Người Trung Quốc có câu: “Mùa đông ăn thịt gia súc, mùa hè ăn vịt gà, tôm cá quanh năm” để nói về thực phẩm nên ăn theo từng mùa. Quả thực, thịt vịt không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn ngọt mát, thích hợp ăn trong thời tiết nóng nực mùa hè. (Ảnh minh họa)
Về tác dụng của thịt vịt, Trung y quan niệm loại thịt này vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt. Mùa hè ăn thịt vịt sẽ giúp giải nhiệt rất tốt, tác dụng này rất hiếm thấy ở các loại thịt khác.
Ngoài tác dụng thanh nhiệt, thịt vịt còn mang lại hiệu quả “bổ trung ích khí, dưỡng âm ngũ tạng, thanh nhiệt tiêu tích, dưỡng huyết bổ thủy, dưỡng dạ dày, nhuận phế”. Với ưu điểm này, thịt vịt rất tốt cho người hay cáu gắt, bốc hỏa, mệt mỏi.
Theo quan điểm dinh dưỡng hiện đại, thịt vịt cũng thích hợp ăn mùa hè. Thời điểm ăn thịt vịt này mang lại tác dụng ấn tượng.
Cụ thể, thịt vịt là loại thịt trắng, hàm lượng protein chất lượng cao chiếm khoảng 15% - cao hơn thịt lợn. Trong khi đó, lượng chất béo trung bình trong thịt vịt lại thấp hơn một nửa so với thịt lợn. Ăn thịt vịt thường xuyên giúp tăng cường miễn dịch mà không nạp quá nhiều chất béo.
Đáng lưu ý, thịt vịt có tỷ lệ axit béo bão hòa thấp, hàm lượng axit béo không bão hòa đơn cao, thành phần axit béo có lợi cho sức khỏe cao hơn so với thịt đỏ.
Thịt vịt đặc biệt giàu niacin. Chất này tốt cho việc duy trì nhiều cơ quan quan trọng, bao gồm cả cơ tim. Theo thống kê, ăn khoảng bốn hoặc hai miếng thịt vịt về cơ bản có thể đáp ứng lượng niacin được khuyến nghị hàng ngày.
Thịt vịt cũng rất giàu vitamin B, vitamin E, kali, kẽm, selen và các chất dinh dưỡng khác. Lấy kẽm làm ví dụ, hàm lượng chất này trong 100g thịt vịt có thể đạt khoảng 20% nhu cầu hàng ngày.
Lợi ích của thịt vịt từ lâu được công nhận. Tuy vậy, lượng chất béo trong vịt vẫn khá lớn khiến người thừa cân, người có nhu cầu giảm cân e ngại. Để ăn thịt vịt mà không nạp nhiều chất béo, bạn nên loại bỏ phần da rồi chế biến món ăn. Cách này góp phần giảm một nửa lượng mỡ.
Thật vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy thịt vịt bỏ da quay không dầu có hàm lượng protein hơn 23%, hàm lượng chất béo chỉ còn 11%. Đáng lưu ý, hơn một nửa số chất béo này là axit béo không no.
Đặc biệt, ức vịt sau khi bỏ da có lượng mỡ còn ít hơn nhiều, chỉ 1,5%. Điều này khiến ức vịt trở thành thực phẩm ít chất béo, giàu protein lý tưởng cho người muốn giảm cân.
Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THĐT)