Thực phẩm để lâu tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe
Dịch bệnh, giãn cách xã hội đúng là chúng ta không nên ra đường nhiều. Tuy nhiên, nếu muốn tích trữ thực phẩm, bạn cũng chỉ nên tích trữ trong khoảng 3-4 ngày, hoặc cùng lắm là một tuần trở lại. Đừng nghĩ tới việc tích trữ đồ ăn cho cả tháng, sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Củ quả thì để được lâu hơn rau nhưng dưới tác động của không khí, nhiệt độ, độ ẩm, nhiều loại củ, quả sẽ mọc mầm hoặc hỏng một phần nếu tích trữ lâu. Rồi lúc ấy tiếc của cố ăn thì sức khỏe sẽ gánh hậu quả.
Theo Tiến sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, thực phẩm tươi sống hay thực phẩm đã chế biến để lâu ngày trong tủ lạnh sẽ có nguy cơ mất chất, biến chất hay nhiễm khuẩn.
Việc tích trữ đồ ăn chật cứng trong tủ lạnh có thể khiến khí lạnh không thể lưu thông, tủ lạnh sẽ bị nóng lên và các vi khuẩn mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường sẽ phát triển.
Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cũng nói: Mọi loại protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa...) nếu bảo quản không tốt, bị vi sinh vật tấn công sẽ sản sinh ra những độc chất như nitrit, amoniac.
Cơ thể hấp thụ nitrit quá nhiều tại một thời điểm có thể gây ngộ độc cấp tính. Do đó, việc tích trữ quá nhiều thực phẩm trong thời gian dài sẽ gây mất an toàn, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Với thực phẩm khô như: Đậu nành, lạc, hạt điều, ngô..., nếu không được xử lý và bảo quản đúng cách thì khi tích trữ lâu dễ bị nấm mốc, sâu mọt, vi khuẩn xâm nhập. Bỏ thì tiếc mà ăn chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe.
Một số những sai lầm chúng ta cần thay đổi
Theo chuyên gia dinh dưỡng Cao Thị Hậu, nguyên cán bộ Viện Dinh dưỡng có nói:
- Để bảo quản đúng cách, khi trữ đông thịt cá nên chia nhỏ thành từng phần đủ ăn, tránh rã đông một lượng lớn rồi đông lạnh trở lại phần thừa, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Trong ngăn đông, nên sắp xếp thực phẩm hợp lý, thực phẩm chín để trên, thực phẩm sống để dưới và tốt nhất là để khác ngăn, khác tầng để tránh nhiễm vi khuẩn chéo.
- Nên bảo quản thực phẩm trong hộp có nắp đậy kín, ghi ngày để sử dụng theo thứ tự ưu tiên, đông trước dùng trước, đông sau dùng sau.
Các chuyên gia khuyên mỗi gia đình nên trữ thực phẩm ở trong tủ lạnh không quá 5 ngày, kể cả các thực phẩm đông đá như là các loại thịt, hải sản... Còn các loại rau xanh và hoa quả thì chỉ nên để ở trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 - 4 ngày.
Và cần để ý tới nhiệt độ trong tủ lạnh. Ngăn mát luôn duy trì dưới 4 độc C, còn ngăn đá thì -18 độ C. Khi xếp thực phẩm thì cần để tủ có không gian để lưu thông, nếu kín quá khí lạnh không lưu thông, thực phẩm sẽ mất đi độ tươi ngon và không an toàn khi sử dụng.
Một lưu ý nữa từ bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng đó là:
- Người dân không nên ham rẻ mà mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn để tích trữ.
- Khi mua thực phẩm tươi sống, nên chọn mua ở nơi uy tín, nơi đảm bảo nhiệt độ bảo quản an toàn, còn nhãn mác, rõ nơi sản xuất và thời hạn sử dụng.
- Với thực phẩm đóng hộp, ngoài xem kỹ thời hạn sử dụng thì cần chú ý không mua nếu sản phẩm bị phồng ở phần nắp hoặc thân hộp.
Khi tích trữ đồ ăn nên bỏ ngay những thói quen sau:
Không đậy nắp thức ăn thừa
-Không đóng nắp, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở khiến tủ lạnh luôn có mùi khó chịu.
-Nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong.
-Bạn cũng có thể trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.
Để lẫn thực phẩm sống chín
- Nhiều gia đình mua đồ ăn về đã để ngay vào tủ lạnh mà chưa kịp đem đi rửa.
- Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn có thể chảy, vấy khắp tủ lạnh.
Mở tủ lạnh quá lâu
-Thói quen mở tủ lạnh để một lúc lâu mới đóng là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập.
-Vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm.
Để trứng ở cánh tủ
- Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong
- Trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ 0,6-2,2 độ C để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong gây ung và hỏng trứng, tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.
Để khoai tây trong tủ lạnh
- Nhiệt độ của tủ lạnh có thể làm suy giảm hương vị, chất lượng khoai tây.
- Thay vì để trong tủ lạnh chỉ nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây.
Hầu hết các loại khoai có thể để trong bao gói bằng giấy dài tới 3 tuần.
Đặt thịt ở ngăn trên cùng
-Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó:
-Nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống.
-Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh.
-Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.
Không rửa rau sống trước khi bỏ tủ lạnh
- Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau.
Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
Để các hộp sữa giấy trong tủ lạnh
Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.