Một số công dụng của ngải cứu
Giảm đau bụng kinh
Ngải cứu có chất moxibnance có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy 6 - 12g (tối đa 20g) ngải cứu tươi sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể dùng ngải cứu dạng cao đặc (1-4g) hoặc dạng bột (5-10g).
Điều trị đau khớp
Nhờ các thành phần hoạt tính có tác dụng giảm đau, giảm viêm, ngải cứu được sử dụng như một bài thuốc để trị đau mỏi khớp.
Kết hợp ngải cứu và muối biển giúp đả thông khí huyết, làm ấm cơ thể, giúp điều trị viêm khớp, cải thiện khả năng vận động.
Giúp an thai
Phụ nữ đang mang thai thấy có hiện tượng đau bụng, rau máu có thể dùng 16g lá ngải cứu, 16g lá tía tô, cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3 – 4 lần uống/ngày.
Trị tử cung lạnh gây vô sinh
Dùng bài thuốc Ngải phụ noãn cung hoàn. Bạch thược, đương quy, hương phụ (tứ chế), ngải cứu, thục địa, xuyên khung. Tán nhuyễn thành bột và làm thành viên hoàn. Ngày uống 12 - 16g.
Trị bong gân
Lá ngải cứu khô 100g (hoặc lá ngải cứu tươi giã dập), tẩm rượu hoặc giấm thanh rồi bó vào chỗ bị thương. Ngày bó 1-2 lần.
Trị mẩn ngứa, rôm sảy, ghẻ lở
Xay lá ngải cứu và lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm. Làm liên tục trong vài ngày, các vết mẩn ngứa sẽ dần biến mất.
Lưu ý khi sử dụng ngải cứu
Ngải cứu có dược tính cao nên cũng có nhiều tác dụng phụ. Một số người dùng quá nhiều ngải cứu có thể gây ra ngộ độc, làm thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run hoặc co giật....
Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, các chuyên gia khuyên người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên dùng nước sắc ngải cứu như một loại đồ uống thường xuyên giống trà.
Người có bệnh cần phải được thăm khám và sử dụng dưới sử hướng dẫn của bác sĩ.
Những người không nên dùng ngải cứu
Người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh những cũng có một thành phần độc tính. Người bị viêm gan ăn ngải cứu sẽ làm dược chất đó đi vào gan và gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc, viêm gan vàng da, làm gan to, nước tiểu đục...
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Ngải cứu có tác dụng tăng việc đi tiểu, nhuận tràng. Chính vì tác dụng này, ngải cứu không phải thực phẩm thích hợp cho người đang bị rối loạn đường ruột cấp tính.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên dùng bất cứu dược liệu não, đặc biệt là ngải cứu.
Ngải cứu tuy có tác dụng tốt đối với những trường hợp bị động thai. Tuy nhiên, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.