Bánh chưng, bánh dày. Bánh chưng, bánh dày rất quen thuộc với người dân Việt Nam, thường được gói vào dịp Tết cổ truyền. Khi trẩy hội Đền Hùng, bạn cũng có thể thưởng thức đặc sản này. Bánh được làm bởi gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong nhưng để tạo ra sự khác biệt, làm nên thương hiệu bánh chưng đất Tổ chính là ở khâu chuẩn bị nguyên liệu và cách gói. (Ảnh minh họa)Gạo nếp dùng để gói bánh phải là loại nếp ngon (nếp nương). Đỗ phải là những hạt đều, có màu vàng tươi sau khi sát vỏ và không bị sâu, mọt. Thịt lợn làm nhân bánh cũng phải chọn loại thịt ba chỉ tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, không quá nhiều mỡ.Tương truyền, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được coi là cái nôi của nghề gói bánh Chưng dâng Vua Hùng.Thịt chua. Thịt chua khá phổ biến, được bày bán nhiều nơi. Tuy nhiên hiếm có nơi nào thịt chua lại thơm ngon, bùi béo như ở đất Tổ Hùng Vương. Nguyên liệu để làm nên món ngon nhất định phải thử này là loại lợn lửng do người Mường nuôi nhốt tự nhiên. Lợn quanh năm ăn củ và trái cây rừng nên thớ thịt vừa thơm vừa đậm vị.Khi thưởng thức, thịt chua thường ăn kèm với lá sung, lá ổi, lá mơ,... có vị bùi bùi, béo béo của thịt lợn sạch kết hợp với thính rang thơm ngất.Bưởi Đoan Hùng. Bưởi Đoan Hùng chín rộ, thu hoạch tập trung từ mùa thu đến cuối năm. Tuy vậy nếu may mắn, bạn có thể được thưởng thức đặc sản bưởi Đoan Hùng khi trẩy hội Đền Hùng.Điều khiến bưởi Đoan Hùng khác biệt so với các giống bưởi quý khác trên cả nước là quả bưởi nhỏ, thon tròn, vỏ mỏng, múi dày, tôm cực mọng nước.Bưởi Đoan Hùng có vị thơm, vị ngọt thanh khiến ai được thưởng thức một lần cũng sẽ nhớ mãi. Đặc biệt, khi những quả bưởi Đoan Hùng đã chín già, chỉ cần bảo quản dưới nền nhà có thể giữ tới nửa năm, vỏ bên ngoài héo nhưng múi bên trong vẫn căng mọng, ngọt mát.Rau sắn muối chua. Rau sắn thu hoạch nhiều từ tháng 4 đến tháng 9. Do vậy, đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, bạn có dịp thưởng thức món ngon dân giã này. Rau sắn muối chua có thể nấu với nhiều nguyên liệu như sườn heo, thịt gà, chân giò, cá chép, vịt,...Canh rau sắn có mùi thơm nồng đặc trưng, vị bùi bùi, chua chua của rau sắn, ngọt đậm đà của cá tươi… là món ăn rất phù hợp với những ngày thời tiết nóng nực.Bánh tai. Bánh tai cũng là món ăn rất phổ biến ở Phú Thọ. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, thịt heo và một số nguyên liệu dễ kiếm khác. Bánh có hình dáng giống chiếc tai nên được gọi là bánh tai. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được lớp bánh dai mềm, nhân bánh đậm đà, thơm ngon.Trám om kho cá. Nói đến món ngon đặc trưng cho Phú Thọ, không thể không kể đến món trám om kho cá. Nguyên liệu của món ăn gồm cá và những trái trám quen thuộc ở địa phương.Thưởng thức món ngon, bạn sẽ cảm nhận được vị chua thanh của trám, vị ngọt đậm từ tương và sự bùi béo của cá. Không chỉ giàu dinh dưỡng, món ăn mang đậm vị quê hương, khiến những người con xa quê luôn nhớ về. Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi | Đặc sản miền sông nước (Nguồn video: THĐT)
Bánh chưng, bánh dày. Bánh chưng, bánh dày rất quen thuộc với người dân Việt Nam, thường được gói vào dịp Tết cổ truyền. Khi trẩy hội Đền Hùng, bạn cũng có thể thưởng thức đặc sản này. Bánh được làm bởi gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong nhưng để tạo ra sự khác biệt, làm nên thương hiệu bánh chưng đất Tổ chính là ở khâu chuẩn bị nguyên liệu và cách gói. (Ảnh minh họa)
Gạo nếp dùng để gói bánh phải là loại nếp ngon (nếp nương). Đỗ phải là những hạt đều, có màu vàng tươi sau khi sát vỏ và không bị sâu, mọt. Thịt lợn làm nhân bánh cũng phải chọn loại thịt ba chỉ tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, không quá nhiều mỡ.
Tương truyền, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được coi là cái nôi của nghề gói bánh Chưng dâng Vua Hùng.
Thịt chua. Thịt chua khá phổ biến, được bày bán nhiều nơi. Tuy nhiên hiếm có nơi nào thịt chua lại thơm ngon, bùi béo như ở đất Tổ Hùng Vương. Nguyên liệu để làm nên món ngon nhất định phải thử này là loại lợn lửng do người Mường nuôi nhốt tự nhiên. Lợn quanh năm ăn củ và trái cây rừng nên thớ thịt vừa thơm vừa đậm vị.
Khi thưởng thức, thịt chua thường ăn kèm với lá sung, lá ổi, lá mơ,... có vị bùi bùi, béo béo của thịt lợn sạch kết hợp với thính rang thơm ngất.
Bưởi Đoan Hùng. Bưởi Đoan Hùng chín rộ, thu hoạch tập trung từ mùa thu đến cuối năm. Tuy vậy nếu may mắn, bạn có thể được thưởng thức đặc sản bưởi Đoan Hùng khi trẩy hội Đền Hùng.
Điều khiến bưởi Đoan Hùng khác biệt so với các giống bưởi quý khác trên cả nước là quả bưởi nhỏ, thon tròn, vỏ mỏng, múi dày, tôm cực mọng nước.
Bưởi Đoan Hùng có vị thơm, vị ngọt thanh khiến ai được thưởng thức một lần cũng sẽ nhớ mãi. Đặc biệt, khi những quả bưởi Đoan Hùng đã chín già, chỉ cần bảo quản dưới nền nhà có thể giữ tới nửa năm, vỏ bên ngoài héo nhưng múi bên trong vẫn căng mọng, ngọt mát.
Rau sắn muối chua. Rau sắn thu hoạch nhiều từ tháng 4 đến tháng 9. Do vậy, đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, bạn có dịp thưởng thức món ngon dân giã này. Rau sắn muối chua có thể nấu với nhiều nguyên liệu như sườn heo, thịt gà, chân giò, cá chép, vịt,...
Canh rau sắn có mùi thơm nồng đặc trưng, vị bùi bùi, chua chua của rau sắn, ngọt đậm đà của cá tươi… là món ăn rất phù hợp với những ngày thời tiết nóng nực.
Bánh tai. Bánh tai cũng là món ăn rất phổ biến ở Phú Thọ. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, thịt heo và một số nguyên liệu dễ kiếm khác. Bánh có hình dáng giống chiếc tai nên được gọi là bánh tai. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được lớp bánh dai mềm, nhân bánh đậm đà, thơm ngon.
Trám om kho cá. Nói đến món ngon đặc trưng cho Phú Thọ, không thể không kể đến món trám om kho cá. Nguyên liệu của món ăn gồm cá và những trái trám quen thuộc ở địa phương.
Thưởng thức món ngon, bạn sẽ cảm nhận được vị chua thanh của trám, vị ngọt đậm từ tương và sự bùi béo của cá. Không chỉ giàu dinh dưỡng, món ăn mang đậm vị quê hương, khiến những người con xa quê luôn nhớ về.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi | Đặc sản miền sông nước (Nguồn video: THĐT)