Người Trung Quốc thường chuẩn bị bánh bao trong mâm cỗ đêm giao thừa. Truyền thống ăn bánh bao đêm giao thừa bắt nguồn từ cách phát âm “Jiaozi” mang nghĩa tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới. (Ảnh minh họa)Một lý do khác khiến bánh bao thường được bày biện trong mâm cỗ ngày Tết của người Trung là hình dạng của chúng khá giống những thỏi vàng. Ăn bánh bao đêm giao thừa thể hiện hy vọng năm mới dồi dào tài lộc.Tùy vào từng loại nhân, bánh bao có nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong số đó, loại nhân chứa đồng tiền, lạc, hạt kê, nhãn, đường viên,... rất phổ biến.Theo quan niệm dân gian, nhân bánh chứa đồ ngọt thể hiện mong muốn vạn sự như ý, nhân lạc thể hiện mong muốn sống lâu, sống khỏe mạnh, nhân chà là và hạt dẻ thể hiện mong muốn sớm con đàn cháu đống, nhân tiền xu thể hiện ước vọng phát tài.Ngoài việc chuẩn bị chu đáo cho phần nhân, nhiều chị em còn dày công tạo hình bánh bao theo con giáp của năm.Nhìn những chiếc bánh bao núng nính, mô phỏng đầu rồng đáng yêu, tỉ mỉ từng chi tiết, nhiều người chỉ muốn ngắm mà không nỡ ăn.Khả năng sáng tạo đỉnh cao, nhiều chị em khiến người nhìn trầm trồ bởi sự sống động của bánh bao hình rồng. Những chiếc bánh hồng nhạt kết hợp màu xanh da trời nằm cạnh nhau trông đáng yêu như những nhân vật hoạt hình.Một chiếc bánh bao đầu rồng với màu đỏ chủ đạo thể hiện sự uy nghiêm của con vật.Ngoài cách làm bánh bao đầu rồng, nhiều chị em còn khéo léo tạo hình rồng bằng cách tận dụng những chú tôm. Bánh bao hình rồng này khá khác so với cách làm các loại bánh trên. Thay vì băm nhỏ phần nhân, người ta giữ nguyên, quấn bột quanh phần thân con tôm rồi hấp. Khi chín, bánh có phần đầu khá giống đầu rồng.Một chiếc bánh bao tạo hình rồng công phu.Chiếc bánh này được bày biện theo hình một chú rồng. Thay vì tạo hình đầu rồng, người ta sắp xếp những chiếc bánh bao thành một chú rồng gồm đầy đủ đầu, thân và đuôi. Đĩa bánh trông vô cùng sống động, thích hợp bày biện trong những mâm cỗ cúng ngày Tết.Mời độc giả xem thêm video: Đặc sản Tết vào mùa. (Nguồn video: VTV24)
Người Trung Quốc thường chuẩn bị bánh bao trong mâm cỗ đêm giao thừa. Truyền thống ăn bánh bao đêm giao thừa bắt nguồn từ cách phát âm “Jiaozi” mang nghĩa tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới. (Ảnh minh họa)
Một lý do khác khiến bánh bao thường được bày biện trong mâm cỗ ngày Tết của người Trung là hình dạng của chúng khá giống những thỏi vàng. Ăn bánh bao đêm giao thừa thể hiện hy vọng năm mới dồi dào tài lộc.
Tùy vào từng loại nhân, bánh bao có nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong số đó, loại nhân chứa đồng tiền, lạc, hạt kê, nhãn, đường viên,... rất phổ biến.
Theo quan niệm dân gian, nhân bánh chứa đồ ngọt thể hiện mong muốn vạn sự như ý, nhân lạc thể hiện mong muốn sống lâu, sống khỏe mạnh, nhân chà là và hạt dẻ thể hiện mong muốn sớm con đàn cháu đống, nhân tiền xu thể hiện ước vọng phát tài.
Ngoài việc chuẩn bị chu đáo cho phần nhân, nhiều chị em còn dày công tạo hình bánh bao theo con giáp của năm.
Nhìn những chiếc bánh bao núng nính, mô phỏng đầu rồng đáng yêu, tỉ mỉ từng chi tiết, nhiều người chỉ muốn ngắm mà không nỡ ăn.
Khả năng sáng tạo đỉnh cao, nhiều chị em khiến người nhìn trầm trồ bởi sự sống động của bánh bao hình rồng. Những chiếc bánh hồng nhạt kết hợp màu xanh da trời nằm cạnh nhau trông đáng yêu như những nhân vật hoạt hình.
Một chiếc bánh bao đầu rồng với màu đỏ chủ đạo thể hiện sự uy nghiêm của con vật.
Ngoài cách làm bánh bao đầu rồng, nhiều chị em còn khéo léo tạo hình rồng bằng cách tận dụng những chú tôm. Bánh bao hình rồng này khá khác so với cách làm các loại bánh trên. Thay vì băm nhỏ phần nhân, người ta giữ nguyên, quấn bột quanh phần thân con tôm rồi hấp. Khi chín, bánh có phần đầu khá giống đầu rồng.
Một chiếc bánh bao tạo hình rồng công phu.
Chiếc bánh này được bày biện theo hình một chú rồng. Thay vì tạo hình đầu rồng, người ta sắp xếp những chiếc bánh bao thành một chú rồng gồm đầy đủ đầu, thân và đuôi. Đĩa bánh trông vô cùng sống động, thích hợp bày biện trong những mâm cỗ cúng ngày Tết.
Mời độc giả xem thêm video: Đặc sản Tết vào mùa. (Nguồn video: VTV24)