Nguyên liệu cần chuẩn bị để pha nước mắm gừng
Nước mắm Nam Ngư: 3 thìa cà phê
Đường trắng: 1 thìa cà phê
Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ
Tỏi: 2 tép
Ớt tươi: 1 quả
Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê phê
Mì chính: 1/4 thìa cà phê
Nước sôi để nguội: 3 thìa cà phê
Ảnh minh họa
Cách làm nước mắm gừng chấm vịt luộc
Bước 1: Trước tiên, bạn đem gọt vỏ gừng và đem rửa với nước sạch. Sau đó, bạn thái thật nhỏ, càng nhỏ càng tốt. Nếu bạn dùng dao đập dập hoặc giã gừng thì nên tráng qua một lần nước để làm giảm dộ cay của gừng.
Tỏi bạn đem bóc vỏ và băm nhuyễn. Chanh cắt làm đôi, vắt lấy nước cốt, bỏ hột. Ớt bạn đem thái lát hoặc băm nhỏ.
Bước 2: Bạn cho 1 thìa cà phê đường trắng, 1/4 thìa cà phê mì chính vào một chiếc bát con, sau đó cho thêm 3 thìa cà phê nước sôi để nguội vào đánh tan lên. Thêm nước cốt chanh và nước mắm vào khuấy đều.
Để có được chén nước mắm gừng ngon nhất đó là bạn cần đảm bảo được tỷ lệ nước mắm, nước, nước cốt canh là 3:3:1. Nếu là nước mắm gừng chấm ốc bạn cần cho thêm đường để cho nước chấm keo lại. Còn nếu bạn chấm vịt thì chỉ cần làm theo công thức trên.
Các bạn lưu ý nếu bạn không làm đúng tủ lệ trên thì món nước mắm gừng sẽ mất ngon. Nếu bạn tăng hay bớt nước mắm thì cũng phải tăng hoặc bớt nước sôi và nước cốt chanh, có như vậy thì mới giữ được độ ngon của chén mắm.
Bước 3: Cho gừng, tỏi, ớt vào khuấy đều. Nêm nếm xem nước mắm chấm để điều chỉnh vị vừa ăn.
Nước chấm vịt luộc có màu đỏ cam tươi tắn của nước mắm ngon, sánh quyện với vị ngọt dịu của đường trắng, thanh chua mát dịu của chanh và một chút cay nồng của tỏi ớt, gừng.
Ngoài ăn với vịt luộc bạn có thể áp dụng dùng nước mắm gừng cho các món cá nữa nhé!
Lưu ý:
Để có được món vịt luộc chấm mắm gừng ngon hoàn hảo thì việc chọn thịt là rất quan trọng. bạn phải chọn vịt xiêm thì mới đạt được vị ngon tuyệt đỉnh.
Luộc vịt là một trong những công đoạn quan trọng. Để vịt không bị hôi, sau khi làm sạch lông, người nấu thường tắm rượu rồi chà gừng, muối bên ngoài lớp da, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Bắc nồi nước lên đun sôi, cho gừng nướng, củ hành tím nướng đập dập, một nhánh sả vào, nước sôi bùng lên thì cho vịt vào luộc.
Để thịt vịt không quá mềm bở cũng không quá dai cứng, cần luộc chừng 10 phút sau đó dùng đũa xăm thử. Nếu vịt mềm thì tắt lửa, vớt vịt ra, tưới nước lạnh lên để da vịt giòn hơn. Vịt sau đó được chặt ra từng miếng vừa ăn.
Thịt vịt vừa chặt xong, chỉ cần chấm vào chén nước mắm gừng là đủ để người ăn cảm thấy thú vị bởi miếng thịt mềm ngọt, phần da giòn giòn thấm vào nước mắm vừa mặn vừa chua ngọt vừa nồng cay hương gừng.