Dù cao chót vót hay cao vừa phải thì ai cũng biết những người đi giày cao gót sẽ bị sưng một cục u đằng sau gót chân. Đây là một khối cứng có thể gây tác động đến xương chân. Áp lực này sẽ khiến cho chân bị phồng giộp, sưng, viêm bao hoạt dịch hoặc thậm chí đau gân gót. Mặc dù có thể dùng đệm gót, nắn chân hoặc chườm đá để hết đau nhưng cục u này sẽ không bao giờ biến mất. Giày cao gót buộc chân bị đặt trong tư thế đệm lòng bàn chân bị đè căng. Đây là điểm tiếp giáp giữa khối xương bàn chân với xương hạt vừng và xương ngón chân và là khớp nối vô cùng quan trọng. Khi bị áp lực, những xương này và những dây thần kinh xung quanh nó sẽ sưng lên. Xương chân bị đè trong một thời gian dài sẽ bị rạn. Cách chọn mua giày để giải quyết được cả hai vấn đề nói trên là mua giày thấp. Giày càng thấp thì tư thế chân càng tự nhiên. Tốt nhất là chỉ nên đi giày cao gót không quá 5cm và kể cả như vậy thì cũng không nên đi thường xuyên.Mặc dù tất cả giày cao gót đều nguy hiểm nhưng giày gót nhọn là nguy hiểm nhất vì khi đó trọng lượng cơ thể chỉ dồn lên một vị trí, bạn sẽ dễ bị trượt chân và bong gân hơn.Giải pháp là nên chuyển sang những đôi giày gót tù để trọng lượng được phân bố đều hơn. Mặc dù giày gót tù vẫn tạo áp lực lên đệm chân nhưng giảm được nguy cơ trượt chân.Với những tác hại kể trên, nếu bạn nghĩ nên chuyển từ đi giày cao sang giày thấp kiểu giày ballet thì bạn đã nhầm. Khi đi những đôi giày xinh xắn này không khác gì đi trên một tấm carton vì không có điểm tựa cho lòng bàn chân. Do vậy đôi chân không hoạt động tốt nhất và có thể ảnh hưởng đến đầu gối, hông và lưng. Nếu bạn thích đi giày búp bê thì nên mua thêm miếng lót cho lòng bàn chân. Miếng lót này vừa có tác dụng tạo điểm tựa cho lòng bàn chân vừa giảm áp lực cho những khu vực nhạy cảm của chân. Trong các loại giày dép thì dép xỏ ngón gần như không có tác dụng bảo vệ. Nguy cơ gãy chân hay chấn thương chân cao hơn vì chân gần như không được che chắn. Những người bị tiểu đường không nên đi dép xỏ ngón vì chỉ một vết đứt ở da là có thể gây biến chứng. Ngoài ra, dép xỏ ngón cũng không có điểm tựa cho lòng bàn chân nên có thể gây viêm cân gan chân và ảnh hưởng đến đầu gối, hông và lưng.Giải pháp là nên đi các loại dép xỏ ngón thể thao có đế dày. Đế dép này ngoài ngăn chân không bị dính rác rưởi còn tạo điểm tựa cho lòng bàn chân.Giày đế xuồng có phần đế cứng nên làm mất tính cơ động học khi đi bộ. Nếu phần gót cao hơn phần mũi nhiều thì cũng ảnh hưởng đến khối xương bàn chân.Mặc dù không tốt lắm nhưng giày đế xuồng thấp khiến chân đỡ bị áp lực hơn giày đế xuồng cao. Hãy tìm những đôi giày có phần xuồng gần như nằm ngang. Tuy vậy, phần đế cứng vẫn sẽ khiến bạn khó di chuyển. Giày mũi nhọn trông rất thời trang nhưng nó khiến toàn bộ phần chân phía trước bị bó lại với nhau. Sau một thời gian sẽ dẫn đến đau dây thần kinh, biến dạng ngón chân cái, da phồng rộp, ngón chân khoằm xuống. Bạn có thể tránh những đôi giày mũi nhọn bằng những đôi giày có mũi “hộp” hơn một chút. Nếu kiểu này trông không hấp dẫn thì có thể chọn những đôi có có điểm dốc cách xa các ngón chân. 9/10 phụ nữ đi giày nhỏ hơn chân và hậu quả là phồng rộp, chai chân, biến dạng ngón chân cái và nhiều vấn đề khác. Khi chân thường xuyên bị cọ sát, các khớp chân sẽ bị kích ứng và gây viêm khớp. Để đo cỡ chân hoặc chọn mua giày đúng size nhất, nên thực hiện vào cuối ngày và thực hiện ở tư thế đứng là chuẩn nhất. (Nguồn ảnh: onhealth)
Dù cao chót vót hay cao vừa phải thì ai cũng biết những người đi giày cao gót sẽ bị sưng một cục u đằng sau gót chân. Đây là một khối cứng có thể gây tác động đến xương chân. Áp lực này sẽ khiến cho chân bị phồng giộp, sưng, viêm bao hoạt dịch hoặc thậm chí đau gân gót. Mặc dù có thể dùng đệm gót, nắn chân hoặc chườm đá để hết đau nhưng cục u này sẽ không bao giờ biến mất.
Giày cao gót buộc chân bị đặt trong tư thế đệm lòng bàn chân bị đè căng. Đây là điểm tiếp giáp giữa khối xương bàn chân với xương hạt vừng và xương ngón chân và là khớp nối vô cùng quan trọng. Khi bị áp lực, những xương này và những dây thần kinh xung quanh nó sẽ sưng lên. Xương chân bị đè trong một thời gian dài sẽ bị rạn.
Cách chọn mua giày để giải quyết được cả hai vấn đề nói trên là mua giày thấp. Giày càng thấp thì tư thế chân càng tự nhiên. Tốt nhất là chỉ nên đi giày cao gót không quá 5cm và kể cả như vậy thì cũng không nên đi thường xuyên.
Mặc dù tất cả giày cao gót đều nguy hiểm nhưng giày gót nhọn là nguy hiểm nhất vì khi đó trọng lượng cơ thể chỉ dồn lên một vị trí, bạn sẽ dễ bị trượt chân và bong gân hơn.
Giải pháp là nên chuyển sang những đôi giày gót tù để trọng lượng được phân bố đều hơn. Mặc dù giày gót tù vẫn tạo áp lực lên đệm chân nhưng giảm được nguy cơ trượt chân.
Với những tác hại kể trên, nếu bạn nghĩ nên chuyển từ đi giày cao sang giày thấp kiểu giày ballet thì bạn đã nhầm. Khi đi những đôi giày xinh xắn này không khác gì đi trên một tấm carton vì không có điểm tựa cho lòng bàn chân. Do vậy đôi chân không hoạt động tốt nhất và có thể ảnh hưởng đến đầu gối, hông và lưng.
Nếu bạn thích đi giày búp bê thì nên mua thêm miếng lót cho lòng bàn chân. Miếng lót này vừa có tác dụng tạo điểm tựa cho lòng bàn chân vừa giảm áp lực cho những khu vực nhạy cảm của chân.
Trong các loại giày dép thì dép xỏ ngón gần như không có tác dụng bảo vệ. Nguy cơ gãy chân hay chấn thương chân cao hơn vì chân gần như không được che chắn. Những người bị tiểu đường không nên đi dép xỏ ngón vì chỉ một vết đứt ở da là có thể gây biến chứng. Ngoài ra, dép xỏ ngón cũng không có điểm tựa cho lòng bàn chân nên có thể gây viêm cân gan chân và ảnh hưởng đến đầu gối, hông và lưng.
Giải pháp là nên đi các loại dép xỏ ngón thể thao có đế dày. Đế dép này ngoài ngăn chân không bị dính rác rưởi còn tạo điểm tựa cho lòng bàn chân.
Giày đế xuồng có phần đế cứng nên làm mất tính cơ động học khi đi bộ. Nếu phần gót cao hơn phần mũi nhiều thì cũng ảnh hưởng đến khối xương bàn chân.
Mặc dù không tốt lắm nhưng giày đế xuồng thấp khiến chân đỡ bị áp lực hơn giày đế xuồng cao. Hãy tìm những đôi giày có phần xuồng gần như nằm ngang. Tuy vậy, phần đế cứng vẫn sẽ khiến bạn khó di chuyển.
Giày mũi nhọn trông rất thời trang nhưng nó khiến toàn bộ phần chân phía trước bị bó lại với nhau. Sau một thời gian sẽ dẫn đến đau dây thần kinh, biến dạng ngón chân cái, da phồng rộp, ngón chân khoằm xuống.
Bạn có thể tránh những đôi giày mũi nhọn bằng những đôi giày có mũi “hộp” hơn một chút. Nếu kiểu này trông không hấp dẫn thì có thể chọn những đôi có có điểm dốc cách xa các ngón chân.
9/10 phụ nữ đi giày nhỏ hơn chân và hậu quả là phồng rộp, chai chân, biến dạng ngón chân cái và nhiều vấn đề khác. Khi chân thường xuyên bị cọ sát, các khớp chân sẽ bị kích ứng và gây viêm khớp.
Để đo cỡ chân hoặc chọn mua giày đúng size nhất, nên thực hiện vào cuối ngày và thực hiện ở tư thế đứng là chuẩn nhất. (Nguồn ảnh: onhealth)