Mình viết những dòng này trong tâm trạng rối bời quá các mẹ ạ. Mấy ngày nay cả nhà mình loạn lên, túc trực ở viện Nhi để trông cu Bon nhà anh trai mình.
1 tuần trước Bon đi lớp về thì có dấu hiệu bị sốt, ban đầu chỉ sốt nhẹ thôi mà càng ngày càng cao, lên tới 39 độ và bắt đầu lên cơn co giật. Chị dâu mình cuống cuồng không biết làm gì định đưa Bon đi khám thì bà nội ngăn lại. Bà bảo dùng chanh vắt vào miệng Bon để con giảm sốt, mẹo dân gian này bao nhiêu đời đều ca tụng vô cùng hữu dụng trong việc hạ sốt.
Ai ngờ bé ngậm chanh xong người càng ngày càng tím tái. Nhà mình bắt taxi đưa cháu lên viện Nhi và được chuyển thẳng vào phòng cấp cứu luôn. Bác sĩ bảo may mà đưa lên viện kịp thời không thì chẳng biết điều gì đã xảy ra.
Chẳng ai hiểu nổi vì sao chanh lại gây hại đến vậy. Nghe bác sĩ phân tích mà cả nhà ai cũng khiếp vía. Chỉ vì lạm dụng mẹo dân gian mà thiếu chút nữa đã phải ôm hận suốt đời.
|
Ảnh minh họa. |
1. Sai lầm khi vắt chanh vào miệng, cho đầu đũa, đầu muỗng vào miệng trẻ
Nước chanh có tác dụng hạ sốt nên ai cũng nghĩ rằng sẽ vô cùng hữu dụng cho bé sốt cao, co giật.
Tuy nhiên bác sĩ trực tiếp khám chữa cho Bon nhà mình nói rằng: “Vì co giật dẫn đến trẻ bị mất ý thức, phản xạ hầu họng mất đi, rất dễ bị hít sặc, nhất là hít đàm nhớt hay những vật gì đưa vào miệng như nước, nước chanh… gây sặc đường thở, tím tái, di vật đường thở, thậm chí ngưng thở.”
Nghe xong cả nhà em tái mặt vì sợ, nhất là mẹ em, vì thương cháu nên vận dụng phương pháp dân gian nhưng vì không đúng lúc nên mới dẫn đến hậu quả như thế này.
Bác sĩ bảo rằng, mỗi ngày tại bệnh viện tiếp nhận gần chục bé nhập viện vì sốt cao co giật, bệnh này vốn dĩ lành tính nên sẽ tự khỏi nhưng nhiều bố mẹ quá lo lắng đã tự ý làm nhiều hành động phản khoa học khiến bệnh tình của con càng ngày càng nghiêm trọng.
2. 5 bước sơ cứu khi trẻ bị sốt cao, co giật
Bước 1: Khi trẻ bị sốt cao, co giật, cha mẹ nhanh chóng đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thông thoáng, nới quần áo của trẻ rộng ra, đặc biệt là vùng cổ hoặc có thể cởi hết quần áo của trẻ.
Bước 2: Sau đó dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, cổ trẻ và trán, lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.
Bước 3: Khi bị sốt cao, co giật trẻ không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn, đối với trẻ 2 dưới 2 tuổi dùng viên viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg.
Bước 4: Khi trẻ hết cơn co giật, cha mẹ nên cho con nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa để tránh dịch hậu môn vào phổi gậy nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Bước 5: Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát.
3. Một số điều cần tránh khi trẻ bị sốt cao, co giật
- Khi trẻ bị sốt cao không được ghì chặt trẻ vì có thể làm tổn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể hoặc làm gãy xương trẻ.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vì có thể khiến trẻ bị sặc.
- Không dùng vật cứng để ngang miệng để ngăn trẻ cắn lưỡi vì trẻ bị sốt co giật ít cắn lưỡi. Mà sẽ làm tổn thương niêm mạc, làm gãy răng, sứt lợi trẻ.
- Không ủ ấm, hoặc mặc thêm quần áo cho con mà nên nhanh chóng làm mát cơ thể bằng cách nới rộng quần áo, đặt trẻ ở phòng thoáng mát.
4. Cách phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt cao
- Khi trẻ bị sốt cha mẹ nên đưa con đi khám để điều trị sớm nguyên nhân trẻ bị sốt và phòng tránh bị co giật có thể xảy ra.
- Ngoài ra, khi trẻ mới bị sốt nên cho con uống thật nhiều nước, hoặc chất điện giải bù nước, cởi bớt quần áo trên người bé, nới rộng quần áo, đặt trẻ nằm ở nơi thông thoáng mát. Không được mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ ấm trẻ quá kín.
- Cặp nhiệt độ để theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 39 độ C.