Mẹ Đỗ Nhật Nam chỉ cách khiến con tự thích thú học tập vào ngày Tết

Google News

Không phải các môn Văn, Toán, Anh, chị Phan Hồ Điệp quyết định dạy con các môn học đặc biệt thông qua các cách thức độc đáo.

Tết là dịp nghỉ ngơi nhưng nhiều trẻ vẫn phải quay cuồng với cả chồng bài tập. Nguyên do bởi thầy cô cũng như cha mẹ lo lắng rằng, việc nghỉ dài ngày có thể khiến con em quên mất kiến thức, hay khó mà bắt nhịp bài vở khi đi học lại.
Nói về dạy con học tập ngày Tết,chị Phan Hồ Điệp có rất nhiều kinh nghiệm thú vị. Giống nhiều bậc cha mẹ khác, chị cũng đôn thúc con học hành nhưng không phải những môn Văn, Toán, Anh mà là các môn học vô cùng đặc biệt.
Dạy con học Âm nhạc
Những ngày Tết, chị Phan Hồ Điệp ưu tiên dạy con những bài hát về mùa xuân và luôn để cho Nhật Nam tự chọn. Chị thường hay đề xuất các bài hát cũ, như “Em ơi mùa xuân đến rồi đó; Mùa xuân đầu tiên”...
Me Do Nhat Nam chi cach khien con tu thich thu hoc tap vao ngay Tet
Những ngày Tết, chị Phan Hồ Điệp ưu tiên dạy con những bài hát về mùa xuân và luôn để cho Nhật Nam tự chọn.
Về phía Đỗ Nhật Nam, cậu bé ráo riết chuẩn bị cho một buổi biểu diễn vào “Bữa tiệc cuối năm”. Trong đó, Nam làm đạo diễn toàn bộ, từ khâu chọn trang phục, lên chương trình, biểu diễn. Đúng ngày hôm đó, sau bữa cơm tất niên sẽ là phần “phát biểu tổng kết” và biểu diễn. Kết thúc, Nhật Nam sẽ được nhận một món quà để tuyên dương những cố gắng trong năm qua.
Ngày tết, chị Hồ Điệp không ép Nam gì ngoài việc nhắc nhở học đàn. Chị luôn muốn mở đầu mùa xuân bằng âm nhạc và “để âm nhạc bay lên”.
Dạy con học Mỹ thuật
Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cho biết, cậu không có sở trường về vẽ. Những gì Nam vẽ đều mất thời gian giải thích lâu hơn thời gian vẽ. Nhưng chị Điệp quan niệm, chỉ cần con “chơi” với màu nước là được. Chị Phan Hồ Điệp hay ra các chủ đề cho Nam tự chọn, ví dụ như vẽ chợ tết, hoa đào, pháo hoa... rồi gắn các bức vẽ ấy đầy xung quanh nhà, đặt tên là “Triển lãm mùa xuân”.
Me Do Nhat Nam chi cach khien con tu thich thu hoc tap vao ngay Tet-Hinh-2
 
Những bức vẽ này đánh dấu mỗi năm lớn lên của Nam. Do đó, bao giờ tác phẩm cũng có hình bàn tay của Nam ấn vào màu nước. Chị cất riêng bức vẽ đó để dành, năm sau nhìn lại để thấy bàn tay của Nam đã “lớn” lên như thế nào.
Dạy con làm đồ thủ công
Năm nào Nhật Nam cũng phụ trách phần làm bưu thiếp và bao lì xì. Dù thành phẩm còn méo mó, xiên xẹo nhưng đó là công sức, tâm huyết của con trẻ. Quan trọng hơn, chị Điệp muốn con rèn luyện thêm kỹ năng vận động và hiểu rõ ý nghĩa của tục lì xì. Từ đó Nam biết trân trọng tình cảm của mọi người thông qua những tấm bưu thiếp tự thiết kế để viết lời cảm ơn.
Me Do Nhat Nam chi cach khien con tu thich thu hoc tap vao ngay Tet-Hinh-3
 
Dạy con những môn học đặc biệt
Ngày Tết nên chị Điệp cũng dạy con các môn học đặc biệt đậm chất Tết. Chị cho Nam được chọn một câu chuyện đặc biệt liên quan đến mùa xuân và giúp Nam tóm tắt câu chuyện đó bằng các dạng sơ đồ. Ví như sơ đồ hình xương cá, sơ đồ hình cây, sơ đồ hình người tuyết. Đương nhiên một môn không thể thiếu trong thời gian biểu là dọn nhà giúp mẹ, đi chợ Tết, tự mua sắm một số vật dụng mình thích và vào bếp cùng mẹ.
Vài nét về tác giả
Chị Phan Hồ Điệp (sinh năm 1975) là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chị được nhiều phụ huynh ngưỡng mộ về cách nuôi dạy con trai - "thần đồng" Đỗ Nhật Nam - người được biết đến với bảng thành tích đáng nể: Tổng biên tập tờ báo Creative Melange (tờ báo tuổi Teen của Đông Nam Á), kỷ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất và là tác giả nhiều cuốn sách "Tớ đã học tiếng Anh như thế nào", "Những con chữ biết hát", "Bố mẹ đã cưa đổ tớ".
Theo Thanh Hương/Helino

>> xem thêm

Bình luận(0)