Mắt có tia chớp cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

Google News

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng - Giám đốc Bệnh viện Mắt quốc tế DND - cảnh báo về biến chứng bong võng mạc ở mắt của những người mắc tật phúc xạ. 

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng - Giám đốc Bệnh viện Mắt quốc tế DND - cảnh báo về biến chứng bong võng mạc ở mắt của những người mắc tật phúc xạ. Bác sĩ Dũng cho biết, khi đã cận thị rồi mọi người nghĩ nó đã có cách điều trị mà không nghĩ ra biến chứng của bệnh.
Bác sĩ Dũng khuyến cáo có từ 3-5 % người bị cận thị có biến chứng tật khúc xạ, trong đó có biến chứng bong võng mạc. Biến chứng này đơn giản nhưng xảy ra nguy cơ mù cao. Khi ở tuổi trưởng thành, nhiều cháu bị bong võng mạc. Nếu phát hiện sớm mắt được cứu, còn muộn ảnh hưởng rất lớn đến thị lực, thậm chí mù.
Tuy nhiên, bác sĩ Dũng cho biết hiện nay người bệnh chưa được trang bị kiến thức để phát hiện bệnh bong võng mạc.
Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng cho biết về biến chứng bệnh bong võng mạc . 
Biểu hiện của bong võng mạc mắt rất đơn giản. Bình thường mắt khoẻ mạnh sẽ không nhìn thấy tia chớp, loé nhưng khi phát hiện có chớp sáng và chớp sáng này tăng dần đó là cảnh báo kích ứng võng mạc có nguy cơ bong võng mạc.
Thứ 2 điểm mờ ở mắt tăng lên cần đi khám ngay để kiếm soát bong võng mạc. Thời điểm tốt nhất để cứu đó là khi bong còn ít, còn nếu bong rộng thì việc điều trị khó khăn, thị lực bị ảnh hưởng và có thể để lại sẹo võng mạc.
"Ngày xưa, điều kiện máy móc mình không thấy nhiều bong võng mạc có thể do máy móc kém nên bị bỏ sót, nên không phát hiện được bệnh. Khi bệnh nhân đến đã nặng, không cứu chữa được. Nhưng giờ đây, khi các cháu 18 tuổi đến mổ mắt, chúng tôi thường chẩn đoán thêm cả bong võng mạc. Điều trị tật khúc xạ cũng phải kiểm tra võng mạc, võng mạc có tổn thương không, có nguy cơ dẫn đến bong võng mạc không... để làm laser ổn định mới mổ được tật khúc xạ. Mổ xong tật khúc xạ rồi vẫn phải kiểm tra về đáy mắt" - BS Dũng chia sẻ.
Ngoài bong võng mạc, nhược thị cũng là biến chứng của cận thị do đeo kính không đúng số. Khi bị nhược thị người bệnh phải đeo kính, hàng tháng thay đổi kính và các cháu phải thay đổi số kính hàng tháng nhưng cha mẹ cứ nghĩ đeo kính là sẽ khỏi.
Tuy nhiên không phải hoàn toàn như thế. Ví dụ các cháu nhược thị 6 diop nhưng không thể đeo hằng ngày độ kính đó mà phải chỉ đeo 2-3 điop và thay đổi số kính hàng tháng, khoảng 6 tháng sau mới ổn định số kính. Ngoài ra, các bác sĩ còn cho các cháu tập ngồi vào hệ thống máy để kích thích võng mạc, giúp phục hồi lại.
Việc điều trị nhược thị cũng rất gian nan và bền bỉ, vì nếu nhược thị sau 14 tuổi sẽ không phục hồi được nữa.
5 thói quen xấu “giết chết” đôi mắt
Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng hiện nay người ta còn lãng quên đôi mắt của mình và chỉ khi nào nó bị đau mắt họ mới thấy quý nó.
Bác sĩ Dũng chỉ ra 5 thói quen cực kỳ xấu hại mắt đó là:
Thứ nhất: Bố mẹ chưa có thói quen cho các cháu nhỏ đi khám xem có tật khúc xạ hay không
Thứ 2: Khi phát hiện tật khúc xạ không có thói quen cho con khám định kỳ 6 tháng 1 lần.
Thứ 3: Chưa có thói quen đến các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa mắt mà nghĩ khám tại cửa hàng kính là được rồi. Nhưng về cơ bản có trường hợp phức tạp hơn như số kính lệch nhau, không tương đồng, nếu không phát hiện sớm các biến chứng của tật khúc xạ.
Thứ 4: Bố mẹ chưa được trang bị kiến thức về phương pháp điều trị tật khúc xạ và không tin tưởng đến phẫu thuật chữa tật khúc xạ mà lại chọn phương pháp lãng phí và phản cảm như bấm huyệt, đắp lá. Các phương pháp này không bao giờ khỏi mà còn hại mắt.
Thứ 5: Bản thân bố mẹ và các cháu chưa có thói quen làm thế nào sử dụng mắt cho hợp lý. Dù không thể nào cấm xem ti vi, mạng máy tính nhưng chúng ta phải sử dụng thế nào thì không ai biết. Việc sử dụng mắt phải có cường độ nhất định, nghỉ ngơi, chọn thời gian thích hợp làm việc trên máy vi tính, tập nhìn xa 2- 5 phút để mắt thư giãn, hàng năm có thể uống thêm thuốc bổ...
Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):
00:0000:0000:00
00:00
Theo Infonet

Bình luận(0)