Mặc dù ngủ đủ giấc nhưng bạn luôn cảm thấy mệt mỏi vì sao?

Google News

Có nhiều tác nhân gây ra mệt mỏi, khiến bạn không thể tập trung làm việc. Nếu không phải hội chứng mãn tính cần điều trị, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt.

1. Ăn uống không đúng cách

Mac du ngu du giac nhung ban luon cam thay met moi vi sao?

Ảnh: BrightSide

Carbohydrate (carb) là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, cung cấp nguồn năng lượng nhanh chóng. Khi bạn nạp vào cơ thể các loại thực phẩm nhanh như đồ ngọt, bánh quy, mì ống hoặc pizza, hàm lượng carb cao khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gây "ảo giác" tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, lượng đường trong máu sẽ nhanh chóng giảm xuống khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trở lại. Nếu tiếp tục ăn vặt bằng các loại thực phẩm nhanh có hàm lượng carb cao, bạn sẽ lặp lại cảm giác mệt mỏi suốt cả ngày.

Để cải thiện vấn đề, bạn cố gắng hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn và các món ăn vặt nhiều đường. Thay vào đó, bạn nên thay thế bằng các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, các loại đậu và rau.

2. Lười vận động

Mac du ngu du giac nhung ban luon cam thay met moi vi sao?-Hinh-2
Ảnh: BrightSide

Nhiều người lầm tưởng việc nghỉ ngơi tuyệt đối có thể giúp bạn tiết kiệm năng lượng, khiến bản thân được thư giãn. Tuy nhiên, lười vận động là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mệt mỏi này.

Thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy, những người tập thể dục cường độ thấp với tần suất 3 lần/tuần sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng mệt mỏi vào ban ngày.

3. Giấc ngủ không chất lượng

Mac du ngu du giac nhung ban luon cam thay met moi vi sao?-Hinh-3
Ảnh: BrightSide

Nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi khi ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Nguyên nhân là giấc ngủ không chất lượng khiến cơ thể không được nghỉ ngơi hoàn toàn.

Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng khung giờ mỗi ngày. Để có giấc ngủ sâu hơn, bạn không nên uống trà hoặc cà phê vào cuối ngày, đồng thời tránh xa các thiết bị công nghệ để thư giãn hoàn toàn trước khi ngủ.

4. Nhạy cảm với một số loại thực phẩm

Mac du ngu du giac nhung ban luon cam thay met moi vi sao?-Hinh-4
Ảnh: BrightSide

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân vào ban ngày, đó có thể là dấu hiệu của chứng không dung nạp một số chất. Một số loại thực phẩm phổ biến nhất gây ra tình trạng này là các loại ngũ cốc giàu gluten, sữa và trứng.

5. Không uống đủ nước

Mac du ngu du giac nhung ban luon cam thay met moi vi sao?-Hinh-5
Ảnh: BrightSide

Nếu không bổ sung đủ lượng nước cơ thể mất đi do các phản ứng sinh hóa, bạn sẽ gặp phải tình trạng mất nước và thiếu hụt năng lượng. Đây là nguyên nhân khiến bạn không thể tỉnh táo và tập trung.

Nước là một phần thiết yếu của cơ thể. Do vậy bạn nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Trong trường hợp mất nước do tập luyện, bạn cần nạp thêm muối khoáng để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.

6. Căng thẳng quá mức

Mac du ngu du giac nhung ban luon cam thay met moi vi sao?-Hinh-6
Ảnh: BrightSide

Theo các nghiên cứu, những người thường xuyên gặp căng thẳng dễ gặp chứng mệt mỏi mãn tính hơn. Tuy nhiên, nếu bạn tìm cách đối phó với căng thẳng có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ và bế tắc.

Trong trường hợp này, bạn nên dành khoảng 15-20 phút mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng và thư giãn hoàn toàn. Các bộ môn rèn luyện nhẹ nhàng như yoga hoặc thiền sẽ giúp bạn cải thiện thể chất và tinh thần đáng kể.

7. Thiếu hụt vitamin

Mac du ngu du giac nhung ban luon cam thay met moi vi sao?-Hinh-7
Ảnh: BrightSide

Tình trạng mệt mỏi cũng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu các chất thiết yếu như sắt, vitamin D hoặc vitamin B12. Chế độ ăn uống kém khoa học là nguyên nhân chủ yếu khiến triệu chứng ngày càng trầm trọng.

Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày một số thực phẩm giàu sắt như rau bina, bông cải xanh, các loại thịt đỏ. Vitamin B12 được tìm thấy nhiều trong sữa, trứng, cá hồi và thịt bò. Để bổ sung vitamin D, bạn hãy ăn nhiều nấm, dầu cá, hải sản hoặc tắm nắng nhẹ để cơ thể tổng hợp vitamin D tự nhiên.

Theo Viettimes

>> xem thêm

Bình luận(0)