Kem bao cao su. Chiếc kem có hình dáng mô phỏng chiếc bao cao su là sự sáng tạo bất ngờ của 1 nhà sản xuất kem ở Hàn Quốc. Nếu như những loại kem bán trên thị trường không chỉ ngon miệng mà còn “ngon” mắt thì loại kem độc dị dành cho trẻ em này lại khiến các bậc phụ huynh ớn lạnh.Chính bởi hình dáng nhạy cảm, loại kem bao cao su nhanh chóng gây ra làn sóng phản ứng dữ dội do không phù hợp với trẻ em.Kem mồ hôi. Kem mồ hôi cũng thuộc loạt kem chưa ăn đã ớn lạnh. Tuy nhiên, tên gọi này lại không liên quan đến nguyên liệu làm nên. Chúng được gọi như vậy bởi kem làm từ 3 loại ớt và 2 loại nước sốt nóng. Độ cay nóng khiến thực khách nhanh chóng đổ mồ hôi như tắm.Điểm đặc biệt là không phải ai cũng dễ dàng được ăn loại kem này. Nguyên nhân bởi vị cay nóng khủng khiếp có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, thực khách buộc phải ký giấy miễn trừ truy cứu trách nhiệm mới được phép đặt hàng.Kem ve sầu. Kem ve sầu được Sparky's Homemade Ice Cream sản xuất phục vụ khách hàng. Không phải kem chứa vị ve sầu đơn thuần, nhà sản xuất dùng nguyên những chú ve sầu đã được làm chín. Để tăng hương vị, kem bơ đường nâu, socola sữa sẽ ăn kèm.Tuy nhiên, do FDA khuyến nghị ve sầu có thể gây dị ứng nên Sparky đã dừng sản xuất sau mẻ đầu ra mắt đắt như tôm tươi.Kem cà chua. Theo đuổi slogan “Ăn kem, hãy tận hưởng”, Creole Creamery luôn nỗ lực mang đến thật nhiều hương vị để làm người ăn cảm thấy hạnh phúc. Trong số những vị công ty sản xuất, kem cà chua Creole Tomato Sorbet mang tới ấn tượng độc đáo hơn cả.Kem thịt ngựa. Ở Nhật Bản, người dân rất thích ăn thịt ngựa. Trong số đó, món phổ biến nhất là Basashi gồm những lát thịt ngựa thái mỏng để ăn trực tiếp. Nắm bắt được thị hiếu, một công ty sản xuất kem ở nước này cho ra mắt loại kem Basashi vô cùng đặc biệt.Không chỉ mang tới hương vị thịt ngựa, kem Basashi còn muốn người ăn trải nghiệm cảm giác chân thật như ăn thịt bằng cách làm nên những “miếng thịt sống” từ kẹo mềm. Kem rắn độc. Kem rắn độc thuộc sáng tạo của người Nhật Bản. Để làm nên hũ kem thành phẩm, những con rắn độc sẽ được sơ chế, bỏ vào bồn kem ngâm. Sau thời gian, hỗn hợp được xử lý để có vị đúng chuẩn phục vụ người ăn.Kem có mùi khai. Dù có mùi khai, mặn đặc trưng song loại kem này khá phổ biến ở vùng Bắc Âu. Với những người không quen, mùi amoniac khủng khiếp có thể khiến họ buồn nôn, từ chối thưởng thức. Thực ra, mùi của nó được làm từ 1 loại cam thảo mặn.Kem nội tạng (Haggis). Haggis là món ăn làm từ nội tạng rất phổ biến trong văn hóa Scotland, hình dạng giống một miếng dồi khổng lồ. Thợ làm kem đã biến hương vị tưởng này thành kem. Dù được ăn kèm với vài món tráng miệng song kem nội tạng vẫn có hương vị khá mạnh, không phải ai cũng có thể thưởng thức.Kem "hơi thở của quỷ". Respiro Del Diavolo có nghĩa là “hơi thở của quỷ” được xem là loại kem nguy hiểm nhất thế giới. Nguyên nhân bởi loại kem này có độ cay lên tới hơn 1,5 triệu đơn vị, cao gấp 500 lần so với nước sốt Tabasco, khiến người ăn có thể sốc nhiệt hoặc lên cơn co giật. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. Nguồn: THDT
Kem bao cao su. Chiếc kem có hình dáng mô phỏng chiếc bao cao su là sự sáng tạo bất ngờ của 1 nhà sản xuất kem ở Hàn Quốc. Nếu như những loại kem bán trên thị trường không chỉ ngon miệng mà còn “ngon” mắt thì loại kem độc dị dành cho trẻ em này lại khiến các bậc phụ huynh ớn lạnh.
Chính bởi hình dáng nhạy cảm, loại kem bao cao su nhanh chóng gây ra làn sóng phản ứng dữ dội do không phù hợp với trẻ em.
Kem mồ hôi. Kem mồ hôi cũng thuộc loạt kem chưa ăn đã ớn lạnh. Tuy nhiên, tên gọi này lại không liên quan đến nguyên liệu làm nên. Chúng được gọi như vậy bởi kem làm từ 3 loại ớt và 2 loại nước sốt nóng. Độ cay nóng khiến thực khách nhanh chóng đổ mồ hôi như tắm.
Điểm đặc biệt là không phải ai cũng dễ dàng được ăn loại kem này. Nguyên nhân bởi vị cay nóng khủng khiếp có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, thực khách buộc phải ký giấy miễn trừ truy cứu trách nhiệm mới được phép đặt hàng.
Kem ve sầu. Kem ve sầu được Sparky's Homemade Ice Cream sản xuất phục vụ khách hàng. Không phải kem chứa vị ve sầu đơn thuần, nhà sản xuất dùng nguyên những chú ve sầu đã được làm chín. Để tăng hương vị, kem bơ đường nâu, socola sữa sẽ ăn kèm.
Tuy nhiên, do FDA khuyến nghị ve sầu có thể gây dị ứng nên Sparky đã dừng sản xuất sau mẻ đầu ra mắt đắt như tôm tươi.
Kem cà chua. Theo đuổi slogan “Ăn kem, hãy tận hưởng”, Creole Creamery luôn nỗ lực mang đến thật nhiều hương vị để làm người ăn cảm thấy hạnh phúc. Trong số những vị công ty sản xuất, kem cà chua Creole Tomato Sorbet mang tới ấn tượng độc đáo hơn cả.
Kem thịt ngựa. Ở Nhật Bản, người dân rất thích ăn thịt ngựa. Trong số đó, món phổ biến nhất là Basashi gồm những lát thịt ngựa thái mỏng để ăn trực tiếp. Nắm bắt được thị hiếu, một công ty sản xuất kem ở nước này cho ra mắt loại kem Basashi vô cùng đặc biệt.
Không chỉ mang tới hương vị thịt ngựa, kem Basashi còn muốn người ăn trải nghiệm cảm giác chân thật như ăn thịt bằng cách làm nên những “miếng thịt sống” từ kẹo mềm.
Kem rắn độc. Kem rắn độc thuộc sáng tạo của người Nhật Bản. Để làm nên hũ kem thành phẩm, những con rắn độc sẽ được sơ chế, bỏ vào bồn kem ngâm. Sau thời gian, hỗn hợp được xử lý để có vị đúng chuẩn phục vụ người ăn.
Kem có mùi khai. Dù có mùi khai, mặn đặc trưng song loại kem này khá phổ biến ở vùng Bắc Âu. Với những người không quen, mùi amoniac khủng khiếp có thể khiến họ buồn nôn, từ chối thưởng thức. Thực ra, mùi của nó được làm từ 1 loại cam thảo mặn.
Kem nội tạng (Haggis). Haggis là món ăn làm từ nội tạng rất phổ biến trong văn hóa Scotland, hình dạng giống một miếng dồi khổng lồ. Thợ làm kem đã biến hương vị tưởng này thành kem. Dù được ăn kèm với vài món tráng miệng song kem nội tạng vẫn có hương vị khá mạnh, không phải ai cũng có thể thưởng thức.
Kem "hơi thở của quỷ". Respiro Del Diavolo có nghĩa là “hơi thở của quỷ” được xem là loại kem nguy hiểm nhất thế giới. Nguyên nhân bởi loại kem này có độ cay lên tới hơn 1,5 triệu đơn vị, cao gấp 500 lần so với nước sốt Tabasco, khiến người ăn có thể sốc nhiệt hoặc lên cơn co giật. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. Nguồn: THDT