Lẩu phân bò Quý Châu. Dù sở hữu tên gọi vô cùng gợi hình song lẩu phân bò hoàn toàn không làm từ chất thải. Nguyên liệu chính của món lẩu này là phần dịch chưa tiêu hóa hết của con bò. Không chỉ có tác dụng tiêu độc, tốt cho tiêu hóa, món lẩu Trung Quốc này còn vô cùng đặc sắc, thường chỉ được phục vụ trong các dịp Tết Nguyên Đán.Lẩu hoa cúc Tô Châu. Lẩu hoa cúc được đích thân Từ Hy Thái Hậu nghĩ ra nên mang đượm tinh hoa ẩm thực bậc hoàng gia, lọt top "đệ nhất lẩu" ở đất nước tỷ dân. Ở đó, nước lẩu hoa cúc được hầm bởi nước dùng gà hay xương heo. Nguyên liệu ăn kèm cũng rất đa dạng với các loại thịt gà, cá thái lát. Đông y ghi nhận, hoa cúc có tác dụng bổ khí huyết, tăng tuổi thọ, chống lão hóa, thải độc, giải nhiệt, giảm huyết áp...Lẩu nhúng Bắc Kinh. Lẩu Bắc Kinh truyền thống thường được phục vụ với thịt dê tươi. Để có được một nồi lẩu kiểu này, đầu bếp phải chế biến khá cầu kỳ với 10 nguyên liệu khác nhau. Ngoài thịt dê, người ta có thể ăn kèm với hải sản hoặc xách bò.Lẩu bao tử Tứ Xuyên. Được đặt tên theo nguyên liệu chính, lẩu bao tử Tứ Xuyên được nhận xét có vị cay đặc trưng. Ngoài bao tử heo, lẩu còn kết hợp ăn với thịt gà, hải sâm, bì lợn... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người ăn.Lẩu Vân Nam. Lẩu Vân Nam thanh đạm hơn so với các đặc sản lẩu Trung Quốc khác. Mặc dù thành phần chính của món ăn là rau tươi song thực khách vẫn có thể yêu cầu thêm giăm bông, thịt lợn thái mỏng, thịt gà, cá, nấm... Khi dùng, tất cả các nguyên liệu này đều được nhúng qua một lớp bột ớt, dầu mè nên khá thách thức với người không ăn được cay.Lẩu hải sản Quảng Đông. Ngoài hải sản, thịt bò, gà vẫn được thêm vào phần nguyên liệu... Khi ăn, các loại hải sản sẽ được nhúng chín trong phần nước dùng thanh ngọt, sau đó để riêng vào chén của mỗi người rồi mới tiếp tục bỏ các phần nguyên liệu thịt gà, thịt bò vào nồi lẩu. Sau khi dùng xong phần thịt mới thêm vào các loại rau cải, nấm để ăn sau cùng.Lẩu Đài Loan. Lẩu Đài Loan được đánh giá là kết tinh yếu tố ẩm thực truyền thống với hương vị phương Tây, Nhật Bản. Nó được thưởng thức tương tự như shabu của Nhật. Khi ăn, các loại rau, cá viên, bò viên, thịt và cá thái mỏng đều được trộn với nước sốt đậu phộng và sốt shacha.Lẩu khô Hồ Nam. Nguyên liệu làm lẩu khô có thể là vịt, cá, thỏ... Những món này sau khi sơ chế được ướp thêm các loại phụ liệu như gừng lát, rau mùi... rồi dùng rượu trắng xào sơ qua, sau đó bỏ vào chút dầu ớt, đun khoảng 15 phút là trở thành nồi lẩu khô có mùi vị đặc biệt. Đây là món ăn độc đáo của vùng Hồ Nam. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Nghệ thuật trang trí tạo hình món ăn. Nguồn: VTV4.
Lẩu phân bò Quý Châu. Dù sở hữu tên gọi vô cùng gợi hình song lẩu phân bò hoàn toàn không làm từ chất thải. Nguyên liệu chính của món lẩu này là phần dịch chưa tiêu hóa hết của con bò. Không chỉ có tác dụng tiêu độc, tốt cho tiêu hóa, món lẩu Trung Quốc này còn vô cùng đặc sắc, thường chỉ được phục vụ trong các dịp Tết Nguyên Đán.
Lẩu hoa cúc Tô Châu. Lẩu hoa cúc được đích thân Từ Hy Thái Hậu nghĩ ra nên mang đượm tinh hoa ẩm thực bậc hoàng gia, lọt top "đệ nhất lẩu" ở đất nước tỷ dân. Ở đó, nước lẩu hoa cúc được hầm bởi nước dùng gà hay xương heo. Nguyên liệu ăn kèm cũng rất đa dạng với các loại thịt gà, cá thái lát. Đông y ghi nhận, hoa cúc có tác dụng bổ khí huyết, tăng tuổi thọ, chống lão hóa, thải độc, giải nhiệt, giảm huyết áp...
Lẩu nhúng Bắc Kinh. Lẩu Bắc Kinh truyền thống thường được phục vụ với thịt dê tươi. Để có được một nồi lẩu kiểu này, đầu bếp phải chế biến khá cầu kỳ với 10 nguyên liệu khác nhau. Ngoài thịt dê, người ta có thể ăn kèm với hải sản hoặc xách bò.
Lẩu bao tử Tứ Xuyên. Được đặt tên theo nguyên liệu chính, lẩu bao tử Tứ Xuyên được nhận xét có vị cay đặc trưng. Ngoài bao tử heo, lẩu còn kết hợp ăn với thịt gà, hải sâm, bì lợn... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người ăn.
Lẩu Vân Nam. Lẩu Vân Nam thanh đạm hơn so với các đặc sản lẩu Trung Quốc khác. Mặc dù thành phần chính của món ăn là rau tươi song thực khách vẫn có thể yêu cầu thêm giăm bông, thịt lợn thái mỏng, thịt gà, cá, nấm... Khi dùng, tất cả các nguyên liệu này đều được nhúng qua một lớp bột ớt, dầu mè nên khá thách thức với người không ăn được cay.
Lẩu hải sản Quảng Đông. Ngoài hải sản, thịt bò, gà vẫn được thêm vào phần nguyên liệu... Khi ăn, các loại hải sản sẽ được nhúng chín trong phần nước dùng thanh ngọt, sau đó để riêng vào chén của mỗi người rồi mới tiếp tục bỏ các phần nguyên liệu thịt gà, thịt bò vào nồi lẩu. Sau khi dùng xong phần thịt mới thêm vào các loại rau cải, nấm để ăn sau cùng.
Lẩu Đài Loan. Lẩu Đài Loan được đánh giá là kết tinh yếu tố ẩm thực truyền thống với hương vị phương Tây, Nhật Bản. Nó được thưởng thức tương tự như shabu của Nhật. Khi ăn, các loại rau, cá viên, bò viên, thịt và cá thái mỏng đều được trộn với nước sốt đậu phộng và sốt shacha.
Lẩu khô Hồ Nam. Nguyên liệu làm lẩu khô có thể là vịt, cá, thỏ... Những món này sau khi sơ chế được ướp thêm các loại phụ liệu như gừng lát, rau mùi... rồi dùng rượu trắng xào sơ qua, sau đó bỏ vào chút dầu ớt, đun khoảng 15 phút là trở thành nồi lẩu khô có mùi vị đặc biệt. Đây là món ăn độc đáo của vùng Hồ Nam. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Nghệ thuật trang trí tạo hình món ăn. Nguồn: VTV4.