Loạt dấu hiệu cảnh báo suy thận chính xác, ai cũng cần biết

Google News

Thận chịu trách nhiệm sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Do đó, bạn nên cẩn thận khi có những thay đổi bất thường sau đây:

Khó ngủ
Khi thận của bạn dần suy yếu, độc tố trong cơ thể sẽ khó thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và dễ tồn đọng lại trong máu. Nồng độ độc tố tăng lên cũng khiến bạn khó ngủ hơn, giấc ngủ không sâu và điều này kéo dài sẽ gây tổn thương cơ quan thận theo thời gian.
Những thay đổi khi đi tiểu
Thận là một cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể, các chất thải được thải ra ngoài qua đường nước tiểu, nhưng khi thận có vấn đề chắc chắn sẽ có những thay đổi rõ ràng trong việc đi tiểu. Cụ thể người mắc bệnh suy thận sẽ:
Loat dau hieu canh bao suy than chinh xac, ai cung can biet
Ảnh minh họa. 
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là tiểu đêm.
- Lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường.
- Nước tiểu có thể có bọt hay bong bóng.
- Người bệnh cảm thấy căng tức hay đi tiểu buốt.
- Đôi khi người bệnh đi tiểu thấy có lẫn máu trong nước tiểu…
Sưng/phù chân, tay
Khi thận suy giảm chức năng, không bài tiết kịp các chất độc, chất thải … sẽ khiến các chất độc này tích tụ lại ở các bộ phận khác, đặc biệt là các chi:
- Sự tích tụ biểu hiện rõ ở mặt, khiến người bệnh phù mặt như béo lên
- Hai chân sưng phù, đặc biệt là cổ chân, bàn chân
- Hai bên tay, bắt đầu từ khửu tay cũng bị sưng phù
Ngoài sưng phù, người bệnh còn xuất hiện tấy đỏ nhẹ…
Ngứa, phát ban ở da
Suy thận còn khiến người bệnh xuất hiện mụn nhọt, phát ban gây ngứa ngáy khó chịu trên da. Điều này xảy ra là do khi thận bị suy, sự tích tụ lại các chất thải trong máu sẽ khiến người bệnh viêm nhiễm và xuất hiện những trận ngứa ở nhiều mức độ, nhưng nó có thể sẽ nặng hơn ngứa dị ứng. Rất nhiều bệnh nhân suy thận cho biết, họ cảm thấy ngứa ngáy không chịu được, cào rách cả da mà vẫn không hết ngứa…
Nôn mửa nhiều
Những người mắc bệnh thận mãn tính có thể gặp một vài vấn đề về đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến tình trạng suy thận và làm gia tăng hàm lượng urê trong máu. Lượng urê này sẽ dần phân hủy thành amoniac trong ruột, gây kích thích lớp niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn.
Vậy phải làm gì để phòng ngừa các bệnh về thận?
Việc xét nghiệm nước tiểu thường xuyên là điều cần thiết giúp bạn đoán biết được sức khỏe vùng thận của mình đang tốt hay xấu. Bên cạnh đó, những người có tiền sử mắc bệnh thận mãn tính cũng nên quan tâm nhiều tới sức khỏe vùng thận để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thận nói chung và suy thận nói riêng.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)