Dâu tây là loại quả mọng nước, dễ ăn và giàu dinh dưỡng. Thành phần chính của dâu tây gồm nước (91%) và carbohydrate (7.7%). Còn lại là một lượng rất nhỏ chất béo (0.3%) và protein (0.7%).Loại quả này cũng chứa lượng vitamin C, mangan, kali, folate... vô cùng dồi dào. Đặc biệt, chất chống oxy hóa và các hợp chất trong dâu tây được công nhận tốt cho tim mạch, giúp kiểm soát đường huyết rất tốt.Dâu tây được đánh giá là một trong những trái cây chứa dư lượng thuốc trừ sâu cực lớn. Hàng năm nhóm Công tác Môi trường (EWG) đều công bố danh sách các loại trái cây và rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu – Dirty Dozen.Danh sách này dựa trên các mẫu do Bộ Nộng nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thu thập. Theo đó, liên tiếp 6 năm từ 2016-2021, dâu tây luôn đứng đầu danh sách trái cây và rau củ chứa dư lượng thuốc trừ sâu.Cụ thể, EWG đưa ra danh sách 12 loại trái cây và rau quả chứa dư lượng thuốc trừ sâu nhất lần lượt gồm: dâu tây, cải bó xôi, cải xoăn, xuân đào, táo, nho, anh đào, đào, lê, ớt chuông và ớt sừng, cần tây, cà chua.Trang Aboluowang đưa tin, dâu tây "ngậm" nhiều thuốc trừ sâu có liên quan đến đặc tính sinh trưởng của chúng. Dâu tây mọc sát đất khiến lượng thuốc trừ sâu, phân bón trong đất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quả trên cây.Mặt khác, không giống như cam, chuối, dâu tây không có lớp vỏ bọc bảo vệ bên ngoài. Nó dễ bị sâu bệnh tấn công nên nông dân phải dùng nhiều hóa chất trong quá trình trồng trọ. Độc tính của thuốc trừ sâu phụ thuộc vào chức năng của nó. Hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Khi đi vào cơ thể, nó có thể ngộ độc. Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần chú trọng trong quá trình rửa sạch dâu tây.Đầu tiên, rửa tay trước khi tiếp xúc với dâu tây. Đảm bảo rửa tay bằng xà phòng, nước ấm ít nhất trong 20 giây.Cắt bỏ những phần hỏng, trầy xước trên thân quả. Những quả bị thối, nhũn nên vứt bỏ thay vì cố giữ lại để tận dụng.Cho dâu tây vào rổ thưa, xả dưới vòi nước lạnh. Dùng tay nhẹ nhàng đảo dâu rồi rửa sạch từng quả. Tiếp đó, pha hỗn hợp giấm nước theo tỉ lệ 1:6 để rửa. FDA không khuyến nghị dùng bất kì chất tẩy rửa nào bởi dâu tây dễ dàng hấp thụ chúng.Dùng khăn khô hoặc giấy thấm lau dâu tây nhẹ nhàng, loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt quả.Tiêu thụ dâu tây đã rửa sạch càng sớm càng tốt. Nguyên nhân bởi trong quá trình rửa, dâu tây có thể va chạm, hoặc dưới tác động của dòng nước chảy dẫn tới hư hỏng, nhanh thối hơn. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Dân hoang mang vì nước giếng có mùi thuốc trừ sâu. Nguồn: THTPCT
Dâu tây là loại quả mọng nước, dễ ăn và giàu dinh dưỡng. Thành phần chính của dâu tây gồm nước (91%) và carbohydrate (7.7%). Còn lại là một lượng rất nhỏ chất béo (0.3%) và protein (0.7%).
Loại quả này cũng chứa lượng vitamin C, mangan, kali, folate... vô cùng dồi dào. Đặc biệt, chất chống oxy hóa và các hợp chất trong dâu tây được công nhận tốt cho tim mạch, giúp kiểm soát đường huyết rất tốt.
Dâu tây được đánh giá là một trong những trái cây chứa dư lượng thuốc trừ sâu cực lớn. Hàng năm nhóm Công tác Môi trường (EWG) đều công bố danh sách các loại trái cây và rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu – Dirty Dozen.
Danh sách này dựa trên các mẫu do Bộ Nộng nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thu thập. Theo đó, liên tiếp 6 năm từ 2016-2021, dâu tây luôn đứng đầu danh sách trái cây và rau củ chứa dư lượng thuốc trừ sâu.
Cụ thể, EWG đưa ra danh sách 12 loại trái cây và rau quả chứa dư lượng thuốc trừ sâu nhất lần lượt gồm: dâu tây, cải bó xôi, cải xoăn, xuân đào, táo, nho, anh đào, đào, lê, ớt chuông và ớt sừng, cần tây, cà chua.
Trang Aboluowang đưa tin, dâu tây "ngậm" nhiều thuốc trừ sâu có liên quan đến đặc tính sinh trưởng của chúng. Dâu tây mọc sát đất khiến lượng thuốc trừ sâu, phân bón trong đất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quả trên cây.
Mặt khác, không giống như cam, chuối, dâu tây không có lớp vỏ bọc bảo vệ bên ngoài. Nó dễ bị sâu bệnh tấn công nên nông dân phải dùng nhiều hóa chất trong quá trình trồng trọ. Độc tính của thuốc trừ sâu phụ thuộc vào chức năng của nó. Hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Khi đi vào cơ thể, nó có thể ngộ độc. Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần chú trọng trong quá trình rửa sạch dâu tây.
Đầu tiên, rửa tay trước khi tiếp xúc với dâu tây. Đảm bảo rửa tay bằng xà phòng, nước ấm ít nhất trong 20 giây.
Cắt bỏ những phần hỏng, trầy xước trên thân quả. Những quả bị thối, nhũn nên vứt bỏ thay vì cố giữ lại để tận dụng.
Cho dâu tây vào rổ thưa, xả dưới vòi nước lạnh. Dùng tay nhẹ nhàng đảo dâu rồi rửa sạch từng quả. Tiếp đó, pha hỗn hợp giấm nước theo tỉ lệ 1:6 để rửa. FDA không khuyến nghị dùng bất kì chất tẩy rửa nào bởi dâu tây dễ dàng hấp thụ chúng.
Dùng khăn khô hoặc giấy thấm lau dâu tây nhẹ nhàng, loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt quả.
Tiêu thụ dâu tây đã rửa sạch càng sớm càng tốt. Nguyên nhân bởi trong quá trình rửa, dâu tây có thể va chạm, hoặc dưới tác động của dòng nước chảy dẫn tới hư hỏng, nhanh thối hơn. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Dân hoang mang vì nước giếng có mùi thuốc trừ sâu. Nguồn: THTPCT