1. Mì ống đã nấu. Mì ống khi chín nở to hơn rất nhiều so với lúc chưa nấu nên dễ thừa. Theo chuyên gia dinh dưỡng Melissa Baker (người sáng lập trang foodqueries.com chuyên giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo quản thực phẩm), không nên đông lạnh mì ống đã nấu chín. (Ảnh: Istock, Shutterstock)Nếu không muốn bỏ phần mì thừa chưa nấu, bạn nên bảo quản mì ống và nước sốt riêng biệt trong tủ lạnh.Khi sử dụng, rã đông rồi hâm nóng từng phần một để đảm bảo không ảnh hưởng đến hương vị ban đầu của món ăn.2. Thực phẩm chứa lượng nước cao. Tất cả các loại trái cây hoặc rau củ có hàm lượng nước cao như dưa chuột, rau diếp, dưa hấu,... đều là thực phẩm tránh trữ đông. Nguyên nhân bởi chúng sẽ mất kết cấu giòn sau khi rã đông, trở nên nhũn, ủng nước.Không khó để chúng ta đoán được thực phẩm nào chứa lượng nước cao. Vậy nhưng, đôi khi có những thực phẩm thoạt nhìn an toàn để trữ đông song thực tế lại không như vậy. Chẳng hạn như khoai tây, chúng có tới 80% là nước nên có thể bị nhũn khi trữ đông.3. Thực phẩm chiên. Thực phẩm chiên dễ ỉu, ngậm nước sau khi rã đông. Baker giải thích thực phẩm chiên có kết cấu giòn do chứa nhiều dầu. Quá trình đông lạnh khiến lượng dầu đông đặc lại, kết quả là món ăn mất đi độ giòn ban đầu. Không chỉ ảnh hưởng đến độ giòn, trữ đông còn khiến món ăn gần như mất đi hương vị ban đầu.4. Thịt từng rã đông. Trữ đông thịt là cách giữ cho thực phẩm được lâu hơn. Vậy nhưng, thịt chỉ nên trữ đông 1 lần, tuyệt đối không tái đông lạnh thịt đã rã đông. Đông lạnh và rã đông thịt nhiều lần có thể gây ra sự thay đổi màu sắc, mùi, vị, không giữ được nước và tăng quá trình oxy hóa chất béo gây ra ảnh hưởng đến chất lượng protein trong thịt.Bên cạnh đó, bất kỳ thay đổi nào với khả năng giữ nước của thịt cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ mềm và độ mọng của chúng.5. Quả trứng sống. Trữ đông trứng sống không khác nhiều so với việc đóng băng 1 cốc nước. Trữ đông trứng sống khiến lớp vỏ dễ nứt vỡ. Điều này không chỉ làm mất hương vị mà còn khiến trứng dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng sức khỏe. Trường hợp muốn trữ đông, bạn nên đập trứng, trộn đều lòng đỏ và lòng trắng hoặc tách riêng, bảo quản trong hộp kín.6. Phô mai mềm. Những khối phô mai cứng có thể bảo quản trong tủ đông. Những loại phô mai này cũng có thể để được đến ba tháng trong tủ đông nếu bạn đậy kín chúng sau khi mở.Tuy nhiên, đông lạnh các loại phô mai mềm như brie và camembert có thể khiến chúng "trở nên vụn và mất kết cấu" do cấu trúc phân tử thay đổi trong môi trường tủ đông. Để có lợi, bạn nên mua phô mai theo từng phần nhỏ, phù hợp với nhu cầu, sử dụng chúng trong vài ngày sau khi mua. Mời độc giả xem thêm video: Giật mình thứ chứa bên trong chiếc "tủ lạnh" cổ nghìn năm vừa được khai quật.
1. Mì ống đã nấu. Mì ống khi chín nở to hơn rất nhiều so với lúc chưa nấu nên dễ thừa. Theo chuyên gia dinh dưỡng Melissa Baker (người sáng lập trang foodqueries.com chuyên giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo quản thực phẩm), không nên đông lạnh mì ống đã nấu chín. (Ảnh: Istock, Shutterstock)
Nếu không muốn bỏ phần mì thừa chưa nấu, bạn nên bảo quản mì ống và nước sốt riêng biệt trong tủ lạnh.
Khi sử dụng, rã đông rồi hâm nóng từng phần một để đảm bảo không ảnh hưởng đến hương vị ban đầu của món ăn.
2. Thực phẩm chứa lượng nước cao. Tất cả các loại trái cây hoặc rau củ có hàm lượng nước cao như dưa chuột, rau diếp, dưa hấu,... đều là thực phẩm tránh trữ đông. Nguyên nhân bởi chúng sẽ mất kết cấu giòn sau khi rã đông, trở nên nhũn, ủng nước.
Không khó để chúng ta đoán được thực phẩm nào chứa lượng nước cao. Vậy nhưng, đôi khi có những thực phẩm thoạt nhìn an toàn để trữ đông song thực tế lại không như vậy. Chẳng hạn như khoai tây, chúng có tới 80% là nước nên có thể bị nhũn khi trữ đông.
3. Thực phẩm chiên. Thực phẩm chiên dễ ỉu, ngậm nước sau khi rã đông. Baker giải thích thực phẩm chiên có kết cấu giòn do chứa nhiều dầu. Quá trình đông lạnh khiến lượng dầu đông đặc lại, kết quả là món ăn mất đi độ giòn ban đầu. Không chỉ ảnh hưởng đến độ giòn, trữ đông còn khiến món ăn gần như mất đi hương vị ban đầu.
4. Thịt từng rã đông. Trữ đông thịt là cách giữ cho thực phẩm được lâu hơn. Vậy nhưng, thịt chỉ nên trữ đông 1 lần, tuyệt đối không tái đông lạnh thịt đã rã đông. Đông lạnh và rã đông thịt nhiều lần có thể gây ra sự thay đổi màu sắc, mùi, vị, không giữ được nước và tăng quá trình oxy hóa chất béo gây ra ảnh hưởng đến chất lượng protein trong thịt.
Bên cạnh đó, bất kỳ thay đổi nào với khả năng giữ nước của thịt cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ mềm và độ mọng của chúng.
5. Quả trứng sống. Trữ đông trứng sống không khác nhiều so với việc đóng băng 1 cốc nước. Trữ đông trứng sống khiến lớp vỏ dễ nứt vỡ. Điều này không chỉ làm mất hương vị mà còn khiến trứng dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng sức khỏe. Trường hợp muốn trữ đông, bạn nên đập trứng, trộn đều lòng đỏ và lòng trắng hoặc tách riêng, bảo quản trong hộp kín.
6. Phô mai mềm. Những khối phô mai cứng có thể bảo quản trong tủ đông. Những loại phô mai này cũng có thể để được đến ba tháng trong tủ đông nếu bạn đậy kín chúng sau khi mở.
Tuy nhiên, đông lạnh các loại phô mai mềm như brie và camembert có thể khiến chúng "trở nên vụn và mất kết cấu" do cấu trúc phân tử thay đổi trong môi trường tủ đông. Để có lợi, bạn nên mua phô mai theo từng phần nhỏ, phù hợp với nhu cầu, sử dụng chúng trong vài ngày sau khi mua.
Mời độc giả xem thêm video: Giật mình thứ chứa bên trong chiếc "tủ lạnh" cổ nghìn năm vừa được khai quật.