Chất lượng cuộc sống nâng cao, mọi người càng chú ý giữ gìn sức khỏe. Để đảm bảo, thức ăn và đồ uống nạp vào cơ thể ngày càng được chú trọng. (Ảnh: 163, Boldsky, minh họa)Từng có thời gian, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng uống nước khoáng quá hạn và nước đun nhiều lần dễ “nuôi” tế bào ung thư. Thực tế, nước đóng chai quá hạn đôi khi còn sạch hơn nước sông. Nước đóng chai đảm bảo sẽ được sản xuất theo hệ thống khép kín. Sau khi đóng nắp lại, nước trong chai không bay hơi hay nhiễm tạp chất bên ngoài.
Nước sử dụng tốt nhất trong thời gian sử dụng niêm yết. Quá hạn sử dụng, một lượng nhỏ vi sinh vật có thể lọt vào chai khiến chất lượng nước bên trong ảnh hưởng.Nước đóng chai sau khi mở nắp cũng nên uống càng sớm càng tốt, để lâu sẽ khiến nước nhiễm khuẩn, vi sinh vật. Dù vậy, loại nước này không có khả năng gây ra vấn đề sức khỏe nguy hiểm như ung thư.Nước đun lại nhiều lần cũng từng bị đồn thổi chứa nitrit; cơ thể tích lũy nhiều có thể gây ung thư. Đây là thông tin phản khoa học. Thực tế, một phần nitrat trong nước dễ dàng chuyển hóa thành nitrit ở nhiệt độ cao và thiếu oxy. Tuy vậy, thực nghiệm cho thấy hàm lượng nitrit trong nước sạch rất thấp, khoảng 0,007mg/L. Đun sôi vài lần nitrit tăng lên mức 0,021mg/L.Theo các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước ở Trung Quốc, hàm lượng nitrit trong nước uống được giới hạn ở mức ≤1 mg/L. Điều này có nghĩa nước đun sôi nhiều lần cũng khó vượt qua giới hạn an toàn. Có thể nói, hai loại nước trên không “nuôi” tế bào ung thư như nhầm tưởng. Chuyên gia sức khỏe chỉ ra có hai loại nước phổ biến sau mới thực sự “nuôi” mầm ung thư:1. Nước quá nóng. Nhiều người thích uống trà nóng, cà phê nóng song thói quen này không tốt cho sức khỏe. Nhiệt độ nước trên 60°C có thể gây tổn thương niêm mạc miệng và thực quản. Uống nước quá nóng thời gian dài sẽ khiến niêm mạc kích ứng, chuyển biến thành tế bào ung thư.2. Nước máy chưa đun. Nước máy được khử trùng bằng clo và một số hóa chất khác như chloroform, hydrocabon halogen. Uống nước máy chưa đun sôi thời gian dài khiến những chất này có cơ hội thâm nhập cơ thể, tích tụ làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng và một số loại ung thư khác. May mắn thay, đun sôi nước máy trên 100°C sẽ khiến các chất có hại bốc hơi, an toàn hơn để uống.Để đảm bảo sức khỏe, ngoài việc tránh xa hai loại nước dễ “nuôi” tế bào ung thư trên, bạn cũng nên chú ý uống nước đúng cách. Thứ nhất, bạn nên bổ sung nước kịp thời, không nên đợi đến khi cảm thấy khát mới uống. Một khi có cảm giác khát nghĩa là cơ thể đã thiếu nước nghiêm trọng.Thứ hai, bạn cần bổ sung đủ nước mỗi ngày. Tùy vào tình trạng đổ mồ hôi, bạn nên đảm bảo lượng nước uống hàng ngày ở mức 1500-2000ml. Chú ý không uống lượng lớn nước cùng lúc, nên uống rải rác trong ngày.Cuối cùng, nếu cơ thể bị suy thận, suy tim hay các vấn đề sức khỏe khác, bạn cần điều chỉnh lượng nước uống trong ngày, mỗi lần theo tình trạng sức khỏe theo lời khuyên của bác sĩ. Mời độc giả xem thêm video: Dùng thuốc hạ sốt nào an toàn? Nguồn: THĐT
Chất lượng cuộc sống nâng cao, mọi người càng chú ý giữ gìn sức khỏe. Để đảm bảo, thức ăn và đồ uống nạp vào cơ thể ngày càng được chú trọng. (Ảnh: 163, Boldsky, minh họa)
Từng có thời gian, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng uống nước khoáng quá hạn và nước đun nhiều lần dễ “nuôi” tế bào ung thư.
Thực tế, nước đóng chai quá hạn đôi khi còn sạch hơn nước sông. Nước đóng chai đảm bảo sẽ được sản xuất theo hệ thống khép kín. Sau khi đóng nắp lại, nước trong chai không bay hơi hay nhiễm tạp chất bên ngoài.
Nước sử dụng tốt nhất trong thời gian sử dụng niêm yết. Quá hạn sử dụng, một lượng nhỏ vi sinh vật có thể lọt vào chai khiến chất lượng nước bên trong ảnh hưởng.
Nước đóng chai sau khi mở nắp cũng nên uống càng sớm càng tốt, để lâu sẽ khiến nước nhiễm khuẩn, vi sinh vật. Dù vậy, loại nước này không có khả năng gây ra vấn đề sức khỏe nguy hiểm như ung thư.
Nước đun lại nhiều lần cũng từng bị đồn thổi chứa nitrit; cơ thể tích lũy nhiều có thể gây ung thư. Đây là thông tin phản khoa học. Thực tế, một phần nitrat trong nước dễ dàng chuyển hóa thành nitrit ở nhiệt độ cao và thiếu oxy. Tuy vậy, thực nghiệm cho thấy hàm lượng nitrit trong nước sạch rất thấp, khoảng 0,007mg/L. Đun sôi vài lần nitrit tăng lên mức 0,021mg/L.
Theo các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước ở Trung Quốc, hàm lượng nitrit trong nước uống được giới hạn ở mức ≤1 mg/L. Điều này có nghĩa nước đun sôi nhiều lần cũng khó vượt qua giới hạn an toàn. Có thể nói, hai loại nước trên không “nuôi” tế bào ung thư như nhầm tưởng. Chuyên gia sức khỏe chỉ ra có hai loại nước phổ biến sau mới thực sự “nuôi” mầm ung thư:
1. Nước quá nóng. Nhiều người thích uống trà nóng, cà phê nóng song thói quen này không tốt cho sức khỏe. Nhiệt độ nước trên 60°C có thể gây tổn thương niêm mạc miệng và thực quản. Uống nước quá nóng thời gian dài sẽ khiến niêm mạc kích ứng, chuyển biến thành tế bào ung thư.
2. Nước máy chưa đun. Nước máy được khử trùng bằng clo và một số hóa chất khác như chloroform, hydrocabon halogen. Uống nước máy chưa đun sôi thời gian dài khiến những chất này có cơ hội thâm nhập cơ thể, tích tụ làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng và một số loại ung thư khác. May mắn thay, đun sôi nước máy trên 100°C sẽ khiến các chất có hại bốc hơi, an toàn hơn để uống.
Để đảm bảo sức khỏe, ngoài việc tránh xa hai loại nước dễ “nuôi” tế bào ung thư trên, bạn cũng nên chú ý uống nước đúng cách. Thứ nhất, bạn nên bổ sung nước kịp thời, không nên đợi đến khi cảm thấy khát mới uống. Một khi có cảm giác khát nghĩa là cơ thể đã thiếu nước nghiêm trọng.
Thứ hai, bạn cần bổ sung đủ nước mỗi ngày. Tùy vào tình trạng đổ mồ hôi, bạn nên đảm bảo lượng nước uống hàng ngày ở mức 1500-2000ml. Chú ý không uống lượng lớn nước cùng lúc, nên uống rải rác trong ngày.
Cuối cùng, nếu cơ thể bị suy thận, suy tim hay các vấn đề sức khỏe khác, bạn cần điều chỉnh lượng nước uống trong ngày, mỗi lần theo tình trạng sức khỏe theo lời khuyên của bác sĩ.
Mời độc giả xem thêm video: Dùng thuốc hạ sốt nào an toàn? Nguồn: THĐT