1. Đồ chiên. Đồ chiên thơm ngon, hấp dẫn nên được nhiều người chọn ăn. Tuy vậy, cách chế biến này không chỉ khiến cơ thể nạp nhiều mỡ gây béo phì mà còn là chất gây ung thư 2A. (Ảnh: Foody)Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm chiên có thể làm tăng mối nguy ung thư thực quản. Các nhà khoa học lý giải thực phẩm chứa tinh bột hoặc axit amin chế biến ở nhiệt độ cao trên 120°C sẽ tạo ra lượng nhỏ acrylamide. Chất này không chỉ gây ung thư mà còn gây độc cho thần kinh. (Ảnh: Pinterest)Acrylamide phổ biến trong các món như khoai tây chiên, bánh quy, bánh mỳ,... Tiêu thụ thực phẩm chứa acrylamide thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm khả năng học tập, trí nhớ và chức năng nhận thức. Do vậy, tốt nhất nên hạn chế chúng - đặc biệt là trẻ em, người mắc các bệnh chuyển hóa. Nếu yêu thích, bạn chỉ nên ăn đồ chiên không quá 1 lần 1 tuần. (Ảnh: Foody)2. Đồ chua. Thời xưa, các phương tiện bảo quản thực phẩm chưa phát triển, muối chua vừa là cách chế biến, vừa giúp kéo dài thời gian bảo quản. Vậy nhưng, đồ muối chua được các nhà khoa học xác định là chất gây ung thư loại 2B. (Ảnh minh họa)Được biết, dưa chua và các sản phẩm muối chua chứa nhiều nitrit. Bản thân nitrit không gây ung thư nhưng khi vào cơ thể, kết hợp với các sản phẩm phân hủy protein trong dạ dày, có thể hình thành nitrosamine gây ung thư. (Ảnh minh họa)3. Thịt chế biến. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp loại, thịt chế biến là chất gây ung thư loại 1. Thịt chế biến gồm giăm bông, thịt hun khói, tẩm ướp rồi sấy khô để tăng mùi vị, kéo dài thời gian bảo quản,... Chúng được đánh giá cao về hương vị, sự tiện lợi song không có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy mỗi ngày ăn 50g thịt chế biến sẵn có thể làm tăng 18% nguy cơ ung thư ruột kết. Do vậy, bạn nên ăn càng ít thịt chế biến càng tốt. (Ảnh minh họa)4. Đồ uống chứa cồn. Sau một ngày bận rộn, nhiều người thích uống một chút rượu vang hoặc đồ uống có cồn để thư giãn. Vậy nhưng, loại đồ uống này chứa chất acetaldehyde. Chất này từ lâu được xếp vào nhóm 1 chất gây ung thư. (Ảnh minh họa)Báo cáo Ung thư Thế giới năm 2014 chỉ ra, 3,5% trường hợp ung thư là do rượu; cứ 30 ca tử vong do ung thư thì có một ca tử vong do rượu. Nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Anh "Addiction" (tháng 7/2016) cũng chỉ ra, rượu có thể gây ung thư, đặc biệt là các bệnh như ung thư hầu họng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư ruột, ung thư vú. (Ảnh: Báo Nhân Dân)5. Kẹo ngọt. Đồ ngọt không nằm trong danh sách những chất gây ung thư. Vậy nhưng, đồ ngọt làm tăng nguy cơ béo phì. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y khoa Anh chỉ ra, béo phì có liên quan 11 loại ung thư như ung thư ruột kết, trực tràng, vú, buồng trứng, nội mạc tử cung, dạ dày, tuyến tụy, đường mật, thận, thực quản và tủy xương. (Ảnh: Yhocvn.net)6. Lẩu. Tương tự đồ ngọt, lẩu không trực tiếp gây ung thư. Tuy nhiên, thường xuyên ăn lẩu quá nóng sẽ làm tổn thương thực quản, niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. (Ảnh: Tiền Phong)Bên cạnh đó, đồ uống nóng (nhiệt độ trên 65°C) từng được công nhận là chất gây ung thư loại 2A. Ở Trung Quốc, Thổ Nhỹ Kỳ và các nước Nam Mỹ, người dân có thói quen uống nhiều cà phê, rượu nhiệt độ 65-70°C có khả năng mắc ung thư thực quản cao. (Ảnh minh họa)Để an toàn, khi ăn lẩu, bạn nên ăn nhiều rau và trái cây. Thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm này giúp điều hòa chức năng tiêu hóa. Đồng thời, nên gắp thức ăn ra khỏi nồi lẩu, để nguội một lúc rồi mới ăn. (Ảnh minh họa) Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)
1. Đồ chiên. Đồ chiên thơm ngon, hấp dẫn nên được nhiều người chọn ăn. Tuy vậy, cách chế biến này không chỉ khiến cơ thể nạp nhiều mỡ gây béo phì mà còn là chất gây ung thư 2A. (Ảnh: Foody)
Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm chiên có thể làm tăng mối nguy ung thư thực quản. Các nhà khoa học lý giải thực phẩm chứa tinh bột hoặc axit amin chế biến ở nhiệt độ cao trên 120°C sẽ tạo ra lượng nhỏ acrylamide. Chất này không chỉ gây ung thư mà còn gây độc cho thần kinh. (Ảnh: Pinterest)
Acrylamide phổ biến trong các món như khoai tây chiên, bánh quy, bánh mỳ,... Tiêu thụ thực phẩm chứa acrylamide thời gian dài có thể dẫn đến suy giảm khả năng học tập, trí nhớ và chức năng nhận thức. Do vậy, tốt nhất nên hạn chế chúng - đặc biệt là trẻ em, người mắc các bệnh chuyển hóa. Nếu yêu thích, bạn chỉ nên ăn đồ chiên không quá 1 lần 1 tuần. (Ảnh: Foody)
2. Đồ chua. Thời xưa, các phương tiện bảo quản thực phẩm chưa phát triển, muối chua vừa là cách chế biến, vừa giúp kéo dài thời gian bảo quản. Vậy nhưng, đồ muối chua được các nhà khoa học xác định là chất gây ung thư loại 2B. (Ảnh minh họa)
Được biết, dưa chua và các sản phẩm muối chua chứa nhiều nitrit. Bản thân nitrit không gây ung thư nhưng khi vào cơ thể, kết hợp với các sản phẩm phân hủy protein trong dạ dày, có thể hình thành nitrosamine gây ung thư. (Ảnh minh họa)
3. Thịt chế biến. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp loại, thịt chế biến là chất gây ung thư loại 1. Thịt chế biến gồm giăm bông, thịt hun khói, tẩm ướp rồi sấy khô để tăng mùi vị, kéo dài thời gian bảo quản,... Chúng được đánh giá cao về hương vị, sự tiện lợi song không có lợi cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy mỗi ngày ăn 50g thịt chế biến sẵn có thể làm tăng 18% nguy cơ ung thư ruột kết. Do vậy, bạn nên ăn càng ít thịt chế biến càng tốt. (Ảnh minh họa)
4. Đồ uống chứa cồn. Sau một ngày bận rộn, nhiều người thích uống một chút rượu vang hoặc đồ uống có cồn để thư giãn. Vậy nhưng, loại đồ uống này chứa chất acetaldehyde. Chất này từ lâu được xếp vào nhóm 1 chất gây ung thư. (Ảnh minh họa)
Báo cáo Ung thư Thế giới năm 2014 chỉ ra, 3,5% trường hợp ung thư là do rượu; cứ 30 ca tử vong do ung thư thì có một ca tử vong do rượu. Nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Anh "Addiction" (tháng 7/2016) cũng chỉ ra, rượu có thể gây ung thư, đặc biệt là các bệnh như ung thư hầu họng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư ruột kết, ung thư ruột, ung thư vú. (Ảnh: Báo Nhân Dân)
5. Kẹo ngọt. Đồ ngọt không nằm trong danh sách những chất gây ung thư. Vậy nhưng, đồ ngọt làm tăng nguy cơ béo phì. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y khoa Anh chỉ ra, béo phì có liên quan 11 loại ung thư như ung thư ruột kết, trực tràng, vú, buồng trứng, nội mạc tử cung, dạ dày, tuyến tụy, đường mật, thận, thực quản và tủy xương. (Ảnh: Yhocvn.net)
6. Lẩu. Tương tự đồ ngọt, lẩu không trực tiếp gây ung thư. Tuy nhiên, thường xuyên ăn lẩu quá nóng sẽ làm tổn thương thực quản, niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. (Ảnh: Tiền Phong)
Bên cạnh đó, đồ uống nóng (nhiệt độ trên 65°C) từng được công nhận là chất gây ung thư loại 2A. Ở Trung Quốc, Thổ Nhỹ Kỳ và các nước Nam Mỹ, người dân có thói quen uống nhiều cà phê, rượu nhiệt độ 65-70°C có khả năng mắc ung thư thực quản cao. (Ảnh minh họa)
Để an toàn, khi ăn lẩu, bạn nên ăn nhiều rau và trái cây. Thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm này giúp điều hòa chức năng tiêu hóa. Đồng thời, nên gắp thức ăn ra khỏi nồi lẩu, để nguội một lúc rồi mới ăn. (Ảnh minh họa)
Mời độc giả xem thêm video: Thực phẩm cần tránh khi mang thai. (Nguồn video: Vinmec)