Nồi nhôm mỏng nhẹ, dẫn nhiệt tốt nên rất nhiều người chọn dùng để nấu ăn cho gia đình. Tuy vậy, chất liệu nồi này có thể uy hiếp sức khỏe người dùng. Giáo sư Li Biansheng làm việc tại Khoa Kỹ thuật và Khoa học Thực Phẩm của một trường đại học ở Trung Quốc cho biết, số người tiêu thụ lượng lớn nhôm mỗi ngày ở nước này khá lớn. (Ảnh minh họa)Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra tiêu chuẩn lượng nhôm tiêu thụ hàng tuần cho 1 người khỏe mạnh là 2mg/kg. Vậy nhưng, số liệu khảo sát chỉ ra hơn 30% dân số Trung Quốc tiêu thụ lượng nhôm lớn hơn khuyến nghị, đặc biệt là người dân phía bắc. Tiêu thụ lượng lớn nhôm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cụ thể:Tổn thương não. Tiêu thụ quá nhiều nhôm có thể làm giảm chức năng hoạt động của dây thần kinh não, ức chế khả năng chống oxy hóa của tế bào thần kinh, phá hủy cấu trúc màng tế bào não. Điều này ảnh hưởng đến sự hình thành tế bào thần kinh, gây sa sút trí tuệ ở người già và ảnh hưởng trí nhớ của người trẻ.Ảnh hưởng sức khỏe xương. Tiêu thụ quá nhiều nhôm, khả năng hấp thụ phốt pho của ruột cũng bị ảnh hưởng, khiến lượng phốt pho giảm mạnh. Trong khi đó, phốt pho được ví như chất keo giúp kết nối canxi trong xương. Nếu xương chỉ có canxi mà không có phốt pho, nó sẽ giống như cục vôi, rất dễ rã. Ảnh hưởng của nhôm đến xương giải thích vì sao công nhân sản xuất bô xít, nhôm dễ đối diện nguy cơ hoại tử xương.Tổn thương tim mạch. Nhôm không chỉ ảnh hưởng đến não, xương mà còn gây hại đến sức khỏe tim mạch. Một khi hệ tim mạch bị tổn thương, quá trình tuần hoàn máu sẽ chậm lại. Quá nhiều nhôm trong cơ thể dễ khiến máu đặc, hình thành các mảng xơ vữa theo thời gian.“Kích hoạt” tế bào ung thư. Mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều nhôm với nguy cơ ung thư chưa được chính thức kết luận. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều nhôm với căn bệnh ung thư. Được biết, nhôm là một estrogen kim loại. Trong khi đó, thừa estrogen là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư vú.Bàn về mối nguy sức khỏe từ nồi nhôm, chuyên gia Liu Wei đến từ Trung tâm Nghiên cứu Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm, Đại học Khoa học và Công nghệ Đông Trung Quốc nhấn mạnh, nhôm có hoạt tính hóa học, rất dễ phản ứng với các chất có hàm lượng muối, kiềm và axit cao. Lúc này, nó sẽ giải phóng các ion nhôm, đi vào cơ thể cùng với thức ăn. Tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do vậy, không nên dùng nồi nhôm để chế biến thức ăn.Nếu vẫn muốn dùng nồi nhôm, bạn nên chú ý không làm hỏng lớp màng oxit bảo vệ của chúng. Cụ thể, không nên dùng vật sắc nhọn, thìa cào vào lòng nồi. Hành động này sẽ phá hủy lớp màng oxit bảo vậy. Một khi lớp màng bị hỏng, các chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến thức ăn, không tốt cho sức khỏe.Không sử dụng nồi nhôm đựng thực phẩm có tính ăn mòn cao. Các thực phẩm chứa lượng axit, kiềm, muối cao... càng để lâu càng dễ làm hỏng lớp màng bảo vệ của nồi.Không sử dụng nồi hơn 8 năm. Ngay cả khi chúng chưa có dấu hiệu hỏng hóc, bạn cũng nên thay mới bởi xoong nồi bằng chất liệu gì cũng có tuổi thọ sử dụng tối đa là 8 năm.Bạn nên cân nhắc sử dụng nồi gang thay thế. Chất liệu này không bị oxy hóa, ít chứa chất hòa tan, khá bền khi tiếp xúc nhiệt độ cao.Nồi chống dính cũng là sản phẩm đáng chọn. Ưu điểm lớn nhất của nồi chống dính là nhiệt độ sôi cao hơn và ít tốn công vệ sinh. Khi nấu với mức nhiệt dưới 260℃, chảo không sinh chất độc hại. Sử dụng nồi chống dính tốt nhất nên chọn thìa silicon để xúc. Tuyệt đối không dùng xẻng sắc nhọn bởi nó có thể làm hỏng lớp chống dính.Nồi inox là sản phẩm thân thiện với sức khỏe. Khi sử dụng nồi inox, bạn cũng cần lưu ý không nên đựng thức ăn có hàm lượng axit, kiềm cao trong thời gian dài vì dễ làm hỏng nồi inox. Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)
Nồi nhôm mỏng nhẹ, dẫn nhiệt tốt nên rất nhiều người chọn dùng để nấu ăn cho gia đình. Tuy vậy, chất liệu nồi này có thể uy hiếp sức khỏe người dùng. Giáo sư Li Biansheng làm việc tại Khoa Kỹ thuật và Khoa học Thực Phẩm của một trường đại học ở Trung Quốc cho biết, số người tiêu thụ lượng lớn nhôm mỗi ngày ở nước này khá lớn. (Ảnh minh họa)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra tiêu chuẩn lượng nhôm tiêu thụ hàng tuần cho 1 người khỏe mạnh là 2mg/kg. Vậy nhưng, số liệu khảo sát chỉ ra hơn 30% dân số Trung Quốc tiêu thụ lượng nhôm lớn hơn khuyến nghị, đặc biệt là người dân phía bắc. Tiêu thụ lượng lớn nhôm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cụ thể:
Tổn thương não. Tiêu thụ quá nhiều nhôm có thể làm giảm chức năng hoạt động của dây thần kinh não, ức chế khả năng chống oxy hóa của tế bào thần kinh, phá hủy cấu trúc màng tế bào não. Điều này ảnh hưởng đến sự hình thành tế bào thần kinh, gây sa sút trí tuệ ở người già và ảnh hưởng trí nhớ của người trẻ.
Ảnh hưởng sức khỏe xương. Tiêu thụ quá nhiều nhôm, khả năng hấp thụ phốt pho của ruột cũng bị ảnh hưởng, khiến lượng phốt pho giảm mạnh. Trong khi đó, phốt pho được ví như chất keo giúp kết nối canxi trong xương. Nếu xương chỉ có canxi mà không có phốt pho, nó sẽ giống như cục vôi, rất dễ rã. Ảnh hưởng của nhôm đến xương giải thích vì sao công nhân sản xuất bô xít, nhôm dễ đối diện nguy cơ hoại tử xương.
Tổn thương tim mạch. Nhôm không chỉ ảnh hưởng đến não, xương mà còn gây hại đến sức khỏe tim mạch. Một khi hệ tim mạch bị tổn thương, quá trình tuần hoàn máu sẽ chậm lại. Quá nhiều nhôm trong cơ thể dễ khiến máu đặc, hình thành các mảng xơ vữa theo thời gian.
“Kích hoạt” tế bào ung thư. Mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều nhôm với nguy cơ ung thư chưa được chính thức kết luận. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều nhôm với căn bệnh ung thư. Được biết, nhôm là một estrogen kim loại. Trong khi đó, thừa estrogen là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư vú.
Bàn về mối nguy sức khỏe từ nồi nhôm, chuyên gia Liu Wei đến từ Trung tâm Nghiên cứu Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm, Đại học Khoa học và Công nghệ Đông Trung Quốc nhấn mạnh, nhôm có hoạt tính hóa học, rất dễ phản ứng với các chất có hàm lượng muối, kiềm và axit cao. Lúc này, nó sẽ giải phóng các ion nhôm, đi vào cơ thể cùng với thức ăn. Tích tụ lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do vậy, không nên dùng nồi nhôm để chế biến thức ăn.
Nếu vẫn muốn dùng nồi nhôm, bạn nên chú ý không làm hỏng lớp màng oxit bảo vệ của chúng. Cụ thể, không nên dùng vật sắc nhọn, thìa cào vào lòng nồi. Hành động này sẽ phá hủy lớp màng oxit bảo vậy. Một khi lớp màng bị hỏng, các chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến thức ăn, không tốt cho sức khỏe.
Không sử dụng nồi nhôm đựng thực phẩm có tính ăn mòn cao. Các thực phẩm chứa lượng axit, kiềm, muối cao... càng để lâu càng dễ làm hỏng lớp màng bảo vệ của nồi.
Không sử dụng nồi hơn 8 năm. Ngay cả khi chúng chưa có dấu hiệu hỏng hóc, bạn cũng nên thay mới bởi xoong nồi bằng chất liệu gì cũng có tuổi thọ sử dụng tối đa là 8 năm.
Bạn nên cân nhắc sử dụng nồi gang thay thế. Chất liệu này không bị oxy hóa, ít chứa chất hòa tan, khá bền khi tiếp xúc nhiệt độ cao.
Nồi chống dính cũng là sản phẩm đáng chọn. Ưu điểm lớn nhất của nồi chống dính là nhiệt độ sôi cao hơn và ít tốn công vệ sinh. Khi nấu với mức nhiệt dưới 260℃, chảo không sinh chất độc hại. Sử dụng nồi chống dính tốt nhất nên chọn thìa silicon để xúc. Tuyệt đối không dùng xẻng sắc nhọn bởi nó có thể làm hỏng lớp chống dính.
Nồi inox là sản phẩm thân thiện với sức khỏe. Khi sử dụng nồi inox, bạn cũng cần lưu ý không nên đựng thức ăn có hàm lượng axit, kiềm cao trong thời gian dài vì dễ làm hỏng nồi inox.
Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)