Cây lão cô thảo, còn được gọi là bạch đầu ông, tên khoa học là Pulsatilla armena, một loài thực vật trong họ mao lương. Trước đây, loài cây này thường thấy ở các vùng nông thôn, là loại thuốc nam rất hiệu quả. (Ảnh minh họa)Lão cô thảo ưa khí hậu khô mát, có thể được trồng tự nhiên trong vườn, dùng để bố trí bồn hoa, trồng hai bên đường, hoặc tôn tạo thành các hàng rào. Nó là một giống cây trồng lý tưởng, vừa đẹp lại vừa có tác dụng làm thuốc.Hơn nữa, loài lão cô thảo này còn có một truyền thuyết gắn liền, khiến nhiều người không khỏi thổn thức.Theo truyền thuyết, thời xa xưa, một góa phụ đã làm việc vất vả để nuôi dạy ba cô con gái. Sau khi các con trưởng thành, goá phụ này lần lượt gả con cho những chàng trai mà họ ưng ý.Cô con gái cả và con gái thứ hai đều được giả cho nhà giàu, cô con gái út gả cho một chàng nông dân nghèo.Trong số ba cô con gái này, con gái cả và con gái thứ hai đều vô cùng lười biếng, hết ăn lại nằm, luôn coi mẹ như người giúp việc, nhất là sau khi có con.Khi người mẹ quá già, không còn sức để làm, hai cô con gái gả cho nhà giàu đã nhân dịp Tết Nguyên tiêu mà đuổi mẹ đi.Vì không muốn làm phiền đến con gái út nhà nghèo, người mẹ đã cố gắng lết về túp lều tranh của mình. Thế nhưng do tuổi cao sức yếu, bà đã ngã ở sườn núi và chết vì đói và kiệt sức.Vài ngày sau, con gái và con rể út lên núi kiếm củi phát hiện ra bà, đau khổ khóc thương, dựng mộ trên núi cho mẹ. Đến mùa xuân năm sau, trên mộ của goá phụ số khổ mọc lên một loài hoa màu tím phủ đầy lông tơ.Vài ngày sau đó, hoa héo, chỉ còn lại từng chùm râu màu trắng như sợi tóc của một bà lão, vì vậy gọi đây là lão cô thảo hay bạch đầu ông.Theo tìm hiểu, lão cô thảo có các thành phần hóa học là Anemonin, Anemonol, Glucose, Okinalin, Oleanolic, Pulsatoside, Proanemonin, Ranunculin, Sitoseterol,..., có thể được dùng làm dược liệu từ rễ đến thân, hoa và quả.Lão cô thảo là loại dược liệu có vị ngọt đắng và tính hàn, có thể chữa sốt, ho và sổ mũi, chữa lỵ, tiêu chảy, đau dạ dày, chữa viêm gan, chữa đau nửa đầu, suy nhược thần kinh do căng thẳng, mất ngủ trong thời gian dài, chữa cả mụn nhọt trên da, chàm, hắc lào. Mời quý độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake. Nguồn video: Vui sống mỗi ngày.
Cây lão cô thảo, còn được gọi là bạch đầu ông, tên khoa học là Pulsatilla armena, một loài thực vật trong họ mao lương. Trước đây, loài cây này thường thấy ở các vùng nông thôn, là loại thuốc nam rất hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Lão cô thảo ưa khí hậu khô mát, có thể được trồng tự nhiên trong vườn, dùng để bố trí bồn hoa, trồng hai bên đường, hoặc tôn tạo thành các hàng rào. Nó là một giống cây trồng lý tưởng, vừa đẹp lại vừa có tác dụng làm thuốc.
Hơn nữa, loài lão cô thảo này còn có một truyền thuyết gắn liền, khiến nhiều người không khỏi thổn thức.
Theo truyền thuyết, thời xa xưa, một góa phụ đã làm việc vất vả để nuôi dạy ba cô con gái. Sau khi các con trưởng thành, goá phụ này lần lượt gả con cho những chàng trai mà họ ưng ý.
Cô con gái cả và con gái thứ hai đều được giả cho nhà giàu, cô con gái út gả cho một chàng nông dân nghèo.
Trong số ba cô con gái này, con gái cả và con gái thứ hai đều vô cùng lười biếng, hết ăn lại nằm, luôn coi mẹ như người giúp việc, nhất là sau khi có con.
Khi người mẹ quá già, không còn sức để làm, hai cô con gái gả cho nhà giàu đã nhân dịp Tết Nguyên tiêu mà đuổi mẹ đi.
Vì không muốn làm phiền đến con gái út nhà nghèo, người mẹ đã cố gắng lết về túp lều tranh của mình. Thế nhưng do tuổi cao sức yếu, bà đã ngã ở sườn núi và chết vì đói và kiệt sức.
Vài ngày sau, con gái và con rể út lên núi kiếm củi phát hiện ra bà, đau khổ khóc thương, dựng mộ trên núi cho mẹ. Đến mùa xuân năm sau, trên mộ của goá phụ số khổ mọc lên một loài hoa màu tím phủ đầy lông tơ.
Vài ngày sau đó, hoa héo, chỉ còn lại từng chùm râu màu trắng như sợi tóc của một bà lão, vì vậy gọi đây là lão cô thảo hay bạch đầu ông.
Theo tìm hiểu, lão cô thảo có các thành phần hóa học là Anemonin, Anemonol, Glucose, Okinalin, Oleanolic, Pulsatoside, Proanemonin, Ranunculin, Sitoseterol,..., có thể được dùng làm dược liệu từ rễ đến thân, hoa và quả.
Lão cô thảo là loại dược liệu có vị ngọt đắng và tính hàn, có thể chữa sốt, ho và sổ mũi, chữa lỵ, tiêu chảy, đau dạ dày, chữa viêm gan, chữa đau nửa đầu, suy nhược thần kinh do căng thẳng, mất ngủ trong thời gian dài, chữa cả mụn nhọt trên da, chàm, hắc lào.