Trước đây, người ta chỉ ăn rau rừng hay rau dại khi nghèo khổ thế nhưng giờ đây, rau rừng đã trở thành đặc sản, được người dân thành phố ưa thích, săn đón. Cây xúc xích cũng là một trong những cây như vậy.Cây xúc xích hay còn gọi là cây đuôi mèo, trước đây được xem là cây xâm lấn, bị ghét bỏ, hiện tại lại vô cùng được ưa chuộng, giá còn đắt hơn nhiều lần rau bình thường.Theo tìm hiểu, cây xúc xích bình thường cũng giống như các loại cỏ khác, nhưng khi trưởng thành, chúng sẽ hình thành một bộ phận trái cây trông giống như giăm bông hoặc xúc xích, rất thần kỳ.Cây xúc xích thường mọc gần mép nước như sông, đầm lầy, cũng lớn rất nhanh, chỉ cần vài tháng là có thể nở hoa và kết trái.Lý do cây xúc xích có thể phát triển nhanh như vậy là nó có bộ rễ cực kỳ phát triển, có thể hút chất dinh dưỡng từ đất rất hiệu quả. Cũng chính vì lẽ này, nó đã từng bị người nông dân ghét vô cùng, vì làm giảm năng suất các cây trồng khác.Sau này, khi đời sống khá giả, cây xúc xích được nhìn nhận lại. Nó có nhiều ưu điểm đáng được ghi nhận. Đầu tiên, nó có thể đuổi muỗi cực tốt.Khi đốt bằng lửa, cây xúc xích sẽ tỏa ra một loại khí độc nhất vô nhị, và nó cũng có thể được sử dụng như một loại nhang đuổi muỗi.Không chỉ vậy, thân rễ và phần lõi trắng của cây xúc xích có thể xào lên cùng tôm, thịt hoặc nhúng lẩu, mùi vị rất thơm ngon, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, bổ máu.Cũng có thể bóc lấy phần gốc non để muối thành dưa, ăn cùng cá kho, cực kỳ ngon miệng, đưa cơm. Ngó và lá non cũng có thể muối dưa nhưng đa số người dân luộc hoặc nấu canh vì họ cảm thấy giữ được mùi vị thơm mát, rất dễ chịu.Trong y học, cây xúc xích còn được lấy phấn hoa làm thuốc, gọi là bồ hoàng. Bồ hoàng rất nhẹ, không mùi, không vị, thả vào nước thì nổi lên, gặp gió dễ tiêu tán.Bồ hoàng có vị ngọt, tính bình, nếu dùng sống thì có tác dụng chữa đau bụng hành kinh, đau ngực, hoạt huyết, lợi tiểu, chữa tai chảy mủ.Khi sao lên có thể thu làm sáp để cầm máu, chữa các chứng xuất huyết, thổ huyết, khạc đờm ra máu, máu cam. Đồng thời, bồ hoàng có thể trộn với mật ong để dùng làm thuốc giúp giảm xuất huyết bên trong.
Trước đây, người ta chỉ ăn rau rừng hay rau dại khi nghèo khổ thế nhưng giờ đây, rau rừng đã trở thành đặc sản, được người dân thành phố ưa thích, săn đón. Cây xúc xích cũng là một trong những cây như vậy.
Cây xúc xích hay còn gọi là cây đuôi mèo, trước đây được xem là cây xâm lấn, bị ghét bỏ, hiện tại lại vô cùng được ưa chuộng, giá còn đắt hơn nhiều lần rau bình thường.
Theo tìm hiểu, cây xúc xích bình thường cũng giống như các loại cỏ khác, nhưng khi trưởng thành, chúng sẽ hình thành một bộ phận trái cây trông giống như giăm bông hoặc xúc xích, rất thần kỳ.
Cây xúc xích thường mọc gần mép nước như sông, đầm lầy, cũng lớn rất nhanh, chỉ cần vài tháng là có thể nở hoa và kết trái.
Lý do cây xúc xích có thể phát triển nhanh như vậy là nó có bộ rễ cực kỳ phát triển, có thể hút chất dinh dưỡng từ đất rất hiệu quả. Cũng chính vì lẽ này, nó đã từng bị người nông dân ghét vô cùng, vì làm giảm năng suất các cây trồng khác.
Sau này, khi đời sống khá giả, cây xúc xích được nhìn nhận lại. Nó có nhiều ưu điểm đáng được ghi nhận. Đầu tiên, nó có thể đuổi muỗi cực tốt.
Khi đốt bằng lửa, cây xúc xích sẽ tỏa ra một loại khí độc nhất vô nhị, và nó cũng có thể được sử dụng như một loại nhang đuổi muỗi.
Không chỉ vậy, thân rễ và phần lõi trắng của cây xúc xích có thể xào lên cùng tôm, thịt hoặc nhúng lẩu, mùi vị rất thơm ngon, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, bổ máu.
Cũng có thể bóc lấy phần gốc non để muối thành dưa, ăn cùng cá kho, cực kỳ ngon miệng, đưa cơm. Ngó và lá non cũng có thể muối dưa nhưng đa số người dân luộc hoặc nấu canh vì họ cảm thấy giữ được mùi vị thơm mát, rất dễ chịu.
Trong y học, cây xúc xích còn được lấy phấn hoa làm thuốc, gọi là bồ hoàng. Bồ hoàng rất nhẹ, không mùi, không vị, thả vào nước thì nổi lên, gặp gió dễ tiêu tán.
Bồ hoàng có vị ngọt, tính bình, nếu dùng sống thì có tác dụng chữa đau bụng hành kinh, đau ngực, hoạt huyết, lợi tiểu, chữa tai chảy mủ.
Khi sao lên có thể thu làm sáp để cầm máu, chữa các chứng xuất huyết, thổ huyết, khạc đờm ra máu, máu cam. Đồng thời, bồ hoàng có thể trộn với mật ong để dùng làm thuốc giúp giảm xuất huyết bên trong.