Hoa ban: Hoa ban là một món rau rừng Tây Bắc vừa đẹp vừa ngon. Mỗi độ xuân về khi ban nở trắng trời mang đến khung cảnh lãng mạn cho núi rừng cũng là lúc loại hoa xinh đẹp này được những cô gái Thái khéo léo chế biến thành những món ăn ngon đãi khách.Lá và hoa ban đều có thể chế biến thành những món ngon độc đáo như xôi, xào, nấu canh hay nộm. Hoa ban sau khi hái về được trần sơ với nước nóng sau đó đem xào, nộm, trộn thịt băm thậm chí là nấu soup cũng rất ngon.Trái ngược với sự mong manh, e ấp của những bông hoa trên cành, hoa ban sau khi chế biến có vị bùi, ngọt thơm, cắn đôi cánh hoa sẽ cảm nhận vị giòn sần sật ngon miệng. Đến Tây Bắc mùa ban nở, đừng bỏ qua món ăn này kẻo rồi bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối mãi không thôi.Rau dớn: Đây là loại rau mọc hoang dã bìa rừng và ven các dòng suối có hình dạng tựa như dương xỉ. Đây được coi là loại rau đặc sản, rau sạch không những được bán thường xuyên trong các chợ phiên Tây Bắc mà còn được người dân mang bán sang Trung Quốc với giá khá cao.Trong y học, rau dớn vừa là một loại rau vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa các bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng… Theo Đông y, rau dớn còn là loại rau có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, rau có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt.Ăn rau dớn sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng. Cách chế biến khá đơn giản, rau dớn không chỉ là đặc trưng của dân tộc mà còn là đặc sản của vùng đất cao nguyên đá. Bạn có thể chế biến rau dớn thành món nộm rau dớn gà áp chảo hoặc rau dớn xào mẻ, thịt bò.Rau ngót rừng: Rau ngót rừng hay còn được gọi là rau sắng thường có vào khoảng đầu mùa hè. Hình ảnh của rau ngót rừng và vị tương đối giống với rau ngót nhưng lá dài và mảnh hơn, vị đậm đà hơn rau ngót trồng rất nhiều.Rau có vị ngọt và lạ miệng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Canh rau ngót rừng có thể nấu với cá rô, cá quả, thịt nạc, thịt gà, sườn, giò sống hay tôm nõn... Canh sôi lại là bắc ra ngay, bởi nếu nấu nhừ quá lá rau lại mất vị ngọt. Khi không có thịt cá, chỉ rau ngót nấu suông thôi cũng đủ ngọt ngon lắm rồi.Rau ngót rừng có màu xanh thẫm, óng ả, mỡ màng, chứa hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác, rau sắng đặc biệt rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, loại rau này còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt.Măng rừng: Có rất nhiều loại măng rừng như: măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt, măng nứa, măng lay… thứ thì ngọt, thứ thì đắng, thứ màu trắng, thứ lại hơi vàng, thứ lại tim tím…Các loại măng này đều có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau: luộc, xào, nấu canh, làm măng ớt, măng chua hoặc phơi khô để ăn dần…Đặc biệt, món măng nướng chấm chẳm chéo đã trở thành thứ đặc sản không phải ai cũng có may mắn thưởng thức. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi video "Đất hun khói - Món ăn lạ miệng của người dân Vĩnh Phúc". Nguồn: VTV3.
Hoa ban: Hoa ban là một món rau rừng Tây Bắc vừa đẹp vừa ngon. Mỗi độ xuân về khi ban nở trắng trời mang đến khung cảnh lãng mạn cho núi rừng cũng là lúc loại hoa xinh đẹp này được những cô gái Thái khéo léo chế biến thành những món ăn ngon đãi khách.
Lá và hoa ban đều có thể chế biến thành những món ngon độc đáo như xôi, xào, nấu canh hay nộm. Hoa ban sau khi hái về được trần sơ với nước nóng sau đó đem xào, nộm, trộn thịt băm thậm chí là nấu soup cũng rất ngon.
Trái ngược với sự mong manh, e ấp của những bông hoa trên cành, hoa ban sau khi chế biến có vị bùi, ngọt thơm, cắn đôi cánh hoa sẽ cảm nhận vị giòn sần sật ngon miệng. Đến Tây Bắc mùa ban nở, đừng bỏ qua món ăn này kẻo rồi bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối mãi không thôi.
Rau dớn: Đây là loại rau mọc hoang dã bìa rừng và ven các dòng suối có hình dạng tựa như dương xỉ. Đây được coi là loại rau đặc sản, rau sạch không những được bán thường xuyên trong các chợ phiên Tây Bắc mà còn được người dân mang bán sang Trung Quốc với giá khá cao.
Trong y học, rau dớn vừa là một loại rau vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa các bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng… Theo Đông y, rau dớn còn là loại rau có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, rau có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt.
Ăn rau dớn sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng. Cách chế biến khá đơn giản, rau dớn không chỉ là đặc trưng của dân tộc mà còn là đặc sản của vùng đất cao nguyên đá. Bạn có thể chế biến rau dớn thành món nộm rau dớn gà áp chảo hoặc rau dớn xào mẻ, thịt bò.
Rau ngót rừng: Rau ngót rừng hay còn được gọi là rau sắng thường có vào khoảng đầu mùa hè. Hình ảnh của rau ngót rừng và vị tương đối giống với rau ngót nhưng lá dài và mảnh hơn, vị đậm đà hơn rau ngót trồng rất nhiều.
Rau có vị ngọt và lạ miệng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Canh rau ngót rừng có thể nấu với cá rô, cá quả, thịt nạc, thịt gà, sườn, giò sống hay tôm nõn... Canh sôi lại là bắc ra ngay, bởi nếu nấu nhừ quá lá rau lại mất vị ngọt. Khi không có thịt cá, chỉ rau ngót nấu suông thôi cũng đủ ngọt ngon lắm rồi.
Rau ngót rừng có màu xanh thẫm, óng ả, mỡ màng, chứa hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác, rau sắng đặc biệt rất bổ cho những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, loại rau này còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt.
Măng rừng: Có rất nhiều loại măng rừng như: măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt, măng nứa, măng lay… thứ thì ngọt, thứ thì đắng, thứ màu trắng, thứ lại hơi vàng, thứ lại tim tím…
Các loại măng này đều có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau: luộc, xào, nấu canh, làm măng ớt, măng chua hoặc phơi khô để ăn dần…Đặc biệt, món măng nướng chấm chẳm chéo đã trở thành thứ đặc sản không phải ai cũng có may mắn thưởng thức. Ảnh: Internet.