Sau khi đi vệ sinh, chúng ta thường có thói quen vứt giấy vệ sinh vào sọt rác, đặc biệt ở các nhà vệ sinh công cộng. Ít ai biết rằng chúng ta đã vứt giấy vệ sinh sai chỗ, là nguyên nhân gây vi khuẩn độc hại.
Thói quen vứt giấy vệ sinh vào sọt xuất hiện vào đầu những năm 1980. Vào thời điểm đó, nhà vệ sinh xả nước trong nhà mới được giới thiệu. Vào thời điểm đó, mọi người đều sử dụng giấy rơm thô hoặc thậm chí là giấy báo, nên dễ dàng gây tắc nghẽn bồn cầu.
Đôi khi chúng ta hay dùng lẫn lộn giấy vệ sinh và khăn giấy mà không biết về tính chất, chúng khác nhau khá nhiều. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại giấy là chỉ số "độ bền ướt", là khả năng chống rách của giấy khi ở trạng thái ướt hoàn toàn.
Khăn giấy có độ chống rách cao, đảm bảo chịu được nước mắt, hay sau khi bạn rửa mặt, giấy không bị rách ra dính vào mặt...
Nếu bạn dùng khăn giấy để đi vệ sinh, nước khó có thể làm rách và phân nhỏ tờ giấy. Không chỉ thế, khăn giấy còn hấp thụ nước thải, dầu mỡ và trở thành một khối dính, dễ gây tắc nghẽn. Vì vậy, nếu dùng khăn giấy đi vệ sinh, không nên vứt vào bồn cầu xả nước.
Ngược lại, giấy vệ sinh không được có độ dai như khăn giấy, cấu trúc phân tử lỏng lẻo, sợi ngắn, dễ bị rách và hòa tan nhanh chóng sau khi ném vào bồn cầu để không làm tắc cống và bể tự hoại. Do đó, giấy vệ sinh đạt chuẩn có thể được ném trực tiếp vào nhà vệ sinh.
Lại nói về sọt rác trong nhà vệ sinh. Thực tế, đây có thể là nơi lây lan vi khuẩn. Vì ta không thể làm vệ sinh sọt rác liên tục, ít nhất trong 1 hoặc 2 ngày. Càng để lâu các chất bẩn trong giấy vệ sinh sẽ càng sản sinh ra nhiều vi khuẩn. Sọt rác thành nơi sản sinh chất độc, tràn ngập mọi ngóc ngách trong phòng.
Vì vậy trong trường hợp nhà vệ sinh của bạn không quá cũ hoặc quá dễ tắc, cách tốt nhất để đảm bảo vệ sinh là xả giấy trong bồn cầu ngay sau khi dùng thay vì vứt vào sọt rác. Trong trường hợp vẫn lo tắc, hãy nhớ đổ rác và vệ sinh kịp thời.