Thời tiết chuyển lạnh sâu trong khi nhà lại không có điều hòa lẫn máy sưởi. Sợ con nhiễm lạnh, Xiaoya mặc cho bé bộ cotton thật dày. Có nằm mơ cô cũng không nghĩ chính bộ đồ lại đẩy bé Doudou vào cơn nguy kịch.
Hôm ấy, khi Xiaoya thức dậy lúc nửa đêm cho con bú. Dưới ánh đèn, Xiaoya không tin vào mắt mình. Em bé hồng hào cách đó vài tiếng giờ toàn thân tím tái, hôn mê, thở khó nhọc. Tại bệnh viện, Xiaoya khóc hết nước mắt khi bác sĩ thông báo Doudou mắc “hội chứng muggy” do mẹ ủ quá ấm. Hiện tình trạng của Doudou rất nguy kịch, khó tiên lượng.
|
Mùa đông, trẻ nhập viện vì ủ ấm quá kỹ tăng mạnh. |
Một trường hợp bé 2 tuổi khác cũng đối diện với “hội chứng muggy” khi mẹ ủ ấm đi ngủ vào mùa đông. May mắn hơn Doudou, bé lên cơn sốt co giật nhưng được cấp cứu kịp thời. Dù vậy, do từng co giật nên những lần sốt sau đó, em bé rất dễ giật khi thân nhiệt lên cao.
Nói về việc giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, bác sĩ Wu Qingchang, Bệnh viện Dongfang trực thuộc Đại học Y Bắc Kinh, Trung Quốc khẳng định: Hầu hết trẻ đến viện không phải vì chịu đựng thời tiết lạnh giá mà do ủ ấm quá kỹ.
Theo chuyên gia sức khỏe, bên cạnh hội chứng muggy, mặc quá dày còn khiến trẻ dễ mắc bệnh ngoài da. Bình thường, da trẻ mỏng và chứa nhiều nước. Mặc quá dày khiến mồ hôi cơ thể không thoát ra được, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nang lông. Vi khuẩn càng có cơ hội phát triển, gây viêm da, chàm hơn khi trẻ uống sữa, chơi ngoài trời nhiễm bẩn.
Ngoài hại da, mặc dày khiến cơ thể đổ mồ hôi khiến chúng ngấm vào, làm ướt quần áo. Để lâu không thay, trẻ sẽ bị nhiễm lạnh dẫn đến các bệnh lý về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.
Mặc quá nhiều khi ngủ còn khiến trẻ không thoải mái, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ vì cơ thể phải điều tiết nhiệt độ liên tục. Hơn nữa, quá nhiều quần áo còn khiến quá trình tuần hoàn máu cơ thể trẻ ảnh hưởng tiêu cực.