Ưu tiên hàng đầu khi mua kem chống nắng của bạn là gì. Theo các báo cáo tiêu dùng, có tới gần một nửa người mua hàng khi mua kem chống nắng đều tìm kiếm kem chống nắng tự nhiên. Một số người thậm chí còn tự làm kem chống nắng. Vậy kem chống nắng “tự nhiên” là gì? Có nhiều hiểu lầm về các hoạt chất trong kem chống nắng khiến người tiêu dùng trở nên mù mờ không hiểu loại kem chống nắng nào thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, “kem chống nắng tự nhiên” không nằm trong danh mục thuật ngữ của các chuyên gia da liễu. Nói một cách chính xác thì không hề có một tiêu chuẩn pháp lý nào được thừa nhận cho thuật ngữ “tự nhiên” trong ngành chăm sóc sắc đẹp. Các loại kem chống nắng được dán mác tự nhiên thường là kem chống nắng có chứa khoáng chất, bao gồm những hoạt chất như titanium dioxide và zinc oxide có tác dụng phản xạ UV. Tất nhiên những khoáng chất này đã được xử lý thành những hợp chất không có trong thiên nhiên trước khi cho vào kem chống nắng. Ngược lại, kem chống nắng hóa học có chứa những thành phần như avobenzone, ecamsule, homosalate, octisalate, octocrylene, octyl methoxycinnamate, octyl salicylate và oxybenzone có tác dụng hấp thu tia UV và chuyển chúng thành các bước sóng có năng lượng thấp ít hại cho da hơn. Theo như cách phân biệt này thì kem chống nắng ‘tự nhiên’ là có hiệu quả, nhưng chỉ khi được sử dụng đúng cách. Một trong những sai lầm khiến kem chống nắng tự nhiên không hiệu quả là vì dùng không đủ lượng. Zinc oxide và titanium dioxide thường có màu trắng và đặc hơn so với kem chống nắng hóa học. Chính vì đặc tính này nên người dùng thường thích dùng ít hơn là dùng đủ hay nhiều, và đương nhiên, ít có nghĩa là hiệu quả bảo vệ không đủ.Một hạn chế khác của kem chống nắng tự nhiên là chỉ có 26% đạt hiệu quả bảo vệ giống như chỉ số SPF ghi trên nhãn mác. Con số này ở kem chống nắng hóa học là 58%. Dù có nhiều câu chuyện kinh dị được thêu dệt xung quanh thành phần của kem chống nắng hóa hoạc như gây ung thư hoặc dấn đến rối loạn hormone thì các chuyên gia da liễu vẫn khẳng định rằng đối với kem chống nắng, có dùng vẫn tốt hơn không. Vậy làm cách nào để tìm được kem chống nắng phù hợp nhất với bạn. Cũng theo gợi ý của các chuyên gia da liễu, hãy tìm kem chống nắng có ghi “phổ rộng”, có nghĩa là bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. Tia UVA làm da lão hóa sớm khiến da bị nhăn và có đốm nâu, còn tia UVB thì làm da bỏng rát, và cả hai tia này đều dẫn đến ung thư da. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và chịu nước trong khoảng 40-80 phút. Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ nếu ra ngoài nắng. Hiện có một số công thức làm kem chống nắng trên mạng nhưng không nên làm theo vì hiệu quả chống nắng chưa được kiểm chứng.
Ưu tiên hàng đầu khi mua kem chống nắng của bạn là gì. Theo các báo cáo tiêu dùng, có tới gần một nửa người mua hàng khi mua kem chống nắng đều tìm kiếm kem chống nắng tự nhiên. Một số người thậm chí còn tự làm kem chống nắng.
Vậy kem chống nắng “tự nhiên” là gì? Có nhiều hiểu lầm về các hoạt chất trong kem chống nắng khiến người tiêu dùng trở nên mù mờ không hiểu loại kem chống nắng nào thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, “kem chống nắng tự nhiên” không nằm trong danh mục thuật ngữ của các chuyên gia da liễu.
Nói một cách chính xác thì không hề có một tiêu chuẩn pháp lý nào được thừa nhận cho thuật ngữ “tự nhiên” trong ngành chăm sóc sắc đẹp. Các loại kem chống nắng được dán mác tự nhiên thường là kem chống nắng có chứa khoáng chất, bao gồm những hoạt chất như titanium dioxide và zinc oxide có tác dụng phản xạ UV. Tất nhiên những khoáng chất này đã được xử lý thành những hợp chất không có trong thiên nhiên trước khi cho vào kem chống nắng.
Ngược lại, kem chống nắng hóa học có chứa những thành phần như avobenzone, ecamsule, homosalate, octisalate, octocrylene, octyl methoxycinnamate, octyl salicylate và oxybenzone có tác dụng hấp thu tia UV và chuyển chúng thành các bước sóng có năng lượng thấp ít hại cho da hơn.
Theo như cách phân biệt này thì kem chống nắng ‘tự nhiên’ là có hiệu quả, nhưng chỉ khi được sử dụng đúng cách. Một trong những sai lầm khiến kem chống nắng tự nhiên không hiệu quả là vì dùng không đủ lượng. Zinc oxide và titanium dioxide thường có màu trắng và đặc hơn so với kem chống nắng hóa học. Chính vì đặc tính này nên người dùng thường thích dùng ít hơn là dùng đủ hay nhiều, và đương nhiên, ít có nghĩa là hiệu quả bảo vệ không đủ.
Một hạn chế khác của kem chống nắng tự nhiên là chỉ có 26% đạt hiệu quả bảo vệ giống như chỉ số SPF ghi trên nhãn mác. Con số này ở kem chống nắng hóa học là 58%. Dù có nhiều câu chuyện kinh dị được thêu dệt xung quanh thành phần của kem chống nắng hóa hoạc như gây ung thư hoặc dấn đến rối loạn hormone thì các chuyên gia da liễu vẫn khẳng định rằng đối với kem chống nắng, có dùng vẫn tốt hơn không.
Vậy làm cách nào để tìm được kem chống nắng phù hợp nhất với bạn. Cũng theo gợi ý của các chuyên gia da liễu, hãy tìm kem chống nắng có ghi “phổ rộng”, có nghĩa là bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. Tia UVA làm da lão hóa sớm khiến da bị nhăn và có đốm nâu, còn tia UVB thì làm da bỏng rát, và cả hai tia này đều dẫn đến ung thư da.
Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và chịu nước trong khoảng 40-80 phút. Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ nếu ra ngoài nắng. Hiện có một số công thức làm kem chống nắng trên mạng nhưng không nên làm theo vì hiệu quả chống nắng chưa được kiểm chứng.