Mới đây, bác sĩ Tiêu Đôn Nhân - chuyên khoa tiêu hoá, người Trung Quốc, đã chia sẻ về một trường hợp hy hữu khi tự ý dùng thuốc giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.
Theo bác sĩ Tiêu, cô A, 35 tuổi, vì đau bụng kinh nên thường xuyên đến hiệu thuốc để mua một loại thuốc giảm đau được mệnh danh là "thần dược Nhật Bản".
Theo cô A, mỗi lần đau bụng kinh cô đều uống 1 viên thuốc này. Cách đây vài ngày, đến kỳ kinh nguyệt, cô A cảm thấy đau dữ dội nên đã quyết định uống cùng lúc 4, 5 viên thuốc, hi vọng sẽ đỡ đau nhanh chóng.
|
Ảnh minh hoạ. |
Không ngờ, cơn đau không giảm đi, cô A còn cảm thấy cơn đau từ từ kéo dài từ bụng dưới lên bụng trên. Cảm thấy bất thường, cô A vội vã đi khám gấp. Không ngờ khi nội soi dạ dày, bác sĩ choáng váng khi bụng cô A bị thủng tới 15 lỗ nhỏ, chẳng khác nào bị bắn bởi khẩu súng ngắn.
Ngay lập tức, bác sĩ cấp cứu cho cô A và phát hiện, loại thuốc giảm đau mà cô A dùng là loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (ibuprofen).
Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau tốt, nhưng nếu quá liều sẽ làm tổn thương dạ dày mạnh mẽ. Cụ thể, thuốc này không làm tổn thương trực tiếp đến thành dạ dày, nhưng sẽ làm cho lớp chất nhầy trong dạ dày biến mất sau khi dạ dày hạ thấp, axit trong dạ dày sẽ trào ra chẳng khác nào những phát súng bắn vào thành bụng.
Bác sĩ chuyên khoa thận Trần Tuấn Vũ cũng chỉ ra rằng có hai loại thuốc giảm đau đường uống, một là acetaminophen, ponadine - đây là loại thuốc phổ biến, thương mại và hai là loại kia là thuốc chống viêm không steroid.
Acetaminophen là thuốc rất an toàn, có tác dụng giảm đau, liều gây độc trên 8 viên/ngày. Còn thuốc chống viêm không steroid không chỉ giảm đau nhanh mà còn có tác dụng chống viêm, nhưng dùng nhiều tác dụng phụ lớn như đầu độc thận, gan và tim.
Hầu hết các loại thuốc giảm đau không steroid đều do dược sĩ kê đơn và bạn có thể mua trực tiếp sau khi hỏi dược sĩ, thế nhưng cần đặc biệt chú ý vì nó ảnh hưởng đến chức năng thận, chỉ là hầu hết mọi người đều không cảm nhận được ngay mà dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng.
Trong kỳ kinh nguyệt, nếu cảm thấy đau đớn, bạn có thể hỏi bác sĩ để biết được nên uống thuốc gì, uống liều lượng bao nhiêu. Quan trọng nhất là nên chú ý điều dưỡng thân thể bằng các phương thuốc cổ truyền, vừa bổ vừa giúp giảm đau thời kỳ kinh nguyệt.