Phụ nữ kinh nguyệt không đều nên ăn "ít 2, nhiều 3" thứ để lưu thông khí huyết, tử cung hoạt động trơn tru
Ăn ít 2 thứ:
1. Thực phẩm chứa chất béo, cholesterol cao
Mặc dù mức sống đang không ngừng được nâng cao nhưng chúng ta phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn tiêu thụ thường xuyên những thực phẩm giàu chất béo và cholesterol cao, chúng có thể làm tổn thương kinh mạch và gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu khiến độc tố tích tụ nhiều trong tử cung làm lượng kinh nguyệt ra ít.
Vì thế, bạn nên hạn chế ăn nhiều các loại thực phẩm này để duy trì sự cân bằng nội tiết tố, thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể và đào thải chất độc.
2. Thực phẩm lạnh
Nhiều bạn nữ có thói quen ăn đồ lạnh hay uống nước đá trước và trong kỳ kinh nguyệt, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tử cung của bạn. Ăn nhiều thực phẩm lạnh sẽ gây lạnh tử cung, không chỉ lượng kinh nguyệt ra ít mà còn gây đau bụng kinh.
Do đó, để giữ ấm tử cung thì các chị em nên chú ý chế độ ăn uống thường ngày, nhất là trong những ngày “rụng dâu”.
Uống thêm 3 thứ:
1. Nước ấm với ngải cứu
Ngải cứu có thể nói là một vị thuốc tốt trong phụ khoa với nhiều chức năng như thông kinh mạch, loại bỏ huyết ứ, điều hòa kinh nguyệt, thải độc tố và làm ấm tử cung. Vì thế, các bạn nữ có lượng kinh nguyệt ra ít có thể uống nước ấm ngâm ngải cứu để kinh nguyệt sớm đều đặn trở lại.
2. Nước ấm với táo tàu
Táo tàu chứa hàm lượng kali cao rất hữu ích trong việc giữ cho các mạch máu thư giãn để dòng chảy của máu sẽ trôi chảy hơn. Ngoài ra, chúng cũng giàu chất sắt và phốt pho giúp tăng lưu lượng máu và đảm bảo quá trình lưu thông máu được trơn tru.
Vì vậy, các bạn nữ nếu kinh nguyệt ra ít cũng có thể dùng táo tàu đen ngâm nước uống mỗi ngày để bồi bổ và thải độc cho tử cung, phòng ngừa tình trạng vô kinh.
3. Nước đường nâu
Đường nâu là một chất ngọt làm từ mía (Saccharum officinarum). Nó tương tự như đường trắng, nhưng chứa lượng mật đường, một số vitamin và khoáng chất như kali, canxi, sắt...Từ xa xưa, đường nâu đã được coi là rất có lợi cho phụ nữ vì chúng là một loại thuốc rất hiệu quả để điều trị các cơn co thắt tử cung.
Không những thế, nước đường nâu có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu rất tốt, loại bỏ huyết ứ, làm ấm tử cung nếu các bạn nữ sử dụng trong giai đoạn hành kinh.
Tuy nhiên, uống quá nhiều nước đường nâu không giúp tăng nhanh hiệu quả mà còn gây ra các vấn đề về sức khỏe, chị em cần lưu ý điều này.
Thế nào là kinh nguyệt không đều?
Mỗi tháng, phụ nữ đều sẽ phải trải qua 1 chu kỳ kinh nguyệt. Mọi người vẫn thường gọi vui là thời kỳ “rụng dâu” hay “ngày đèn đỏ”. Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi sự thay đổi sinh lý ở nữ giới, bắt đầu ở tuổi dậy thì và kết thúc ở thời kỳ mãn kinh.
Kinh nguyệt được biểu hiện bằng tình trạng chảy máu âm đạo dựa trên sự vận hành của buồng trứng theo chu kỳ nhất định. Nó là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở nữ giới được diễn ra theo một vòng tuần hoàn như sau:
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài 28 - 32 ngày và được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ, tức là ngày đầu tiên ra máu âm đạo cho tới ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp (nghĩa là vào tháng tiếp theo).
Ngày hành kinh được tính là ngày âm đạo chảy máu, thường sẽ kéo dài từ 3 - 7 ngày tùy đối tượng.
Như vậy, một chu kỳ kinh nguyệt vận hành như trên được gọi là chu kỳ bình thường, ổn định. Ngược lại, kinh nguyệt không đều là hiện tượng kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo quy luật trên. Nó biểu hiện bằng việc thời gian chu kỳ ngắn/dài hơn, gặp bất thường ở lượng máu cũng như màu sắc kinh nguyệt.
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
Ảnh hưởng bởi nội tiết tố
Nhắc đến nội tiết tố chắc chắn không thể không nhắc đến estrogen và progesterone. Hai nội tiết tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nữ giới, chúng có chức năng điều phối hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt.
Do vậy, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều cần phải kể đến chính là do mất cân bằng nội tiết tố. Hiện tượng này xảy ra do lượng hormone trong máu có sự thay đổi. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cho nhan sắc phái đẹp bị suy giảm mà còn là tác nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt.
Do quá trình dậy thì
Các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì thường rất dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Bởi lẽ, ở thời điểm này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, hormone sinh dục cũng chưa ổn định. Điều này gây ra những rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.
Một vài biểu hiện cụ thể như lượng máu ra hàng ngày có lúc quá nhiều, có lúc lại quá ít. Thêm vào đó, số ngày hành kinh cũng không đều, không lặp lại theo chu kỳ nhất định.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Hiểu một cách đơn giản, tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi mãn kinh ở nữ giới. Lúc này, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố do cơ thể tiết ra ít estrogen và progesterone hơn. Từ đó gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ hoàn toàn không còn kinh nguyệt nữa.
Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cũng nằm trong đối tượng thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Hormone prolactin đảm nhiệm vai trò hết sức quan trọng trong việc vận hành, sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, nó cũng “góp công” lớn trong việc cản trở quá trình rụng trứng ở các bà mẹ bỉm sữa.
Đó cũng chính là lý do vì sao, phụ nữ sau sinh thường trễ kinh trong vòng 6 tháng thậm chí còn hơn thế nữa. Trong một vài trường hợp, chỉ khi phụ nữ đã ngừng cho con bú, kinh nguyệt mới bắt đầu xuất hiện trở lại.
Tác dụng phụ của thuốc
Kinh nguyệt không đều xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc. Một vài loại thuốc phải kể đến như: thuốc tránh thai, thuốc chữa tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm,... Chúng chẳng những làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt mà còn để lại những cơn đau bụng dữ dội.
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Khi phải trải qua quá nhiều căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, tuyến thượng thận trong cơ thể nữ giới sẽ tiết ra nhiều cortisol - một loại hormone căng thẳng. Điều này gây ra nhiều bất lợi trong quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.