Nếu như khoai tây mọc mầm không nên ăn thì tỏi ngược lại. Chuyên gia sức khỏe cho rằng, tỏi nảy mầm thậm chí còn tốt hơn trước. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tỏi nảy mầm 5 ngày chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn hẳn, rất có lợi cho tim mạch, chống lại tác hại của các gốc tự do gây ung thư.Dù mọc mầm song tỏi vẫn giữ được lượng vitamin C dồi dào giống như tỏi khô. Đáng lưu ý, lượng vitamin C này cực lớn, vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại rau.Ngoài giữ được nguyên các chất allinase, alliin có lợi, tỏi mọc mầm cũng chứa rất nhiều đạm. So với đạm động vật, đạm ở tỏi dễ hấp thu hơn.Đáng lưu ý, tỏi mọc mầm có nghĩa là nó đang bị già đi chứ không phải là đồ bỏ đi. Bạn vẫn có thể sử dụng tỏi mọc mầm để nấu ăn. Theo Boldsky, chị em chỉ loại bỏ tỏi khi thấy có những đốm đen trên tỏi vì lúc này tỏi mới bắt đầu có dấu hiệu hỏng.Đặc biệt so với tỏi khô, tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim hơn. Nguyên nhân bởi giống như gạo, đậu và các loại hạt, thậm chí, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.Nếu hệ miễn dịch của bạn kém hoặc nếu bị cảm lạnh, bạn có thể ăn mầm tỏi vì nó giúp tăng cường miễn dịch. Nghiên cứu từng chỉ ra tỏi mọc mầm 5 ngày có thể tăng cường khả năng miễn dịch.Tỏi mọc mầm cũng làm chậm quá trình lão hóa, có thể ngăn ngừa sự thoái hóa liên quan tới tuổi ở nhiều cơ quan trong cơ thể.Từ những phân tích về tác dụng tỏi mọc mầm trên, bạn không nên vứt bỏ chúng. Nếu không thích mùi quá mạnh, chị em có thể dùng dao cắt bỏ phần xanh của tỏi là có thể cải thiện.Nếu không thích mùi tỏi ám vào cơ thể suốt cả ngày, bạn nên tận dụng bạc hà, rau bina hoặc sữa sau đó để loại bỏ mùi khó chịu. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.
Nếu như khoai tây mọc mầm không nên ăn thì tỏi ngược lại. Chuyên gia sức khỏe cho rằng, tỏi nảy mầm thậm chí còn tốt hơn trước. Kết quả nghiên cứu từng chỉ ra, tỏi nảy mầm 5 ngày chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn hẳn, rất có lợi cho tim mạch, chống lại tác hại của các gốc tự do gây ung thư.
Dù mọc mầm song tỏi vẫn giữ được lượng vitamin C dồi dào giống như tỏi khô. Đáng lưu ý, lượng vitamin C này cực lớn, vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại rau.
Ngoài giữ được nguyên các chất allinase, alliin có lợi, tỏi mọc mầm cũng chứa rất nhiều đạm. So với đạm động vật, đạm ở tỏi dễ hấp thu hơn.
Đáng lưu ý, tỏi mọc mầm có nghĩa là nó đang bị già đi chứ không phải là đồ bỏ đi. Bạn vẫn có thể sử dụng tỏi mọc mầm để nấu ăn. Theo Boldsky, chị em chỉ loại bỏ tỏi khi thấy có những đốm đen trên tỏi vì lúc này tỏi mới bắt đầu có dấu hiệu hỏng.
Đặc biệt so với tỏi khô, tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim hơn. Nguyên nhân bởi giống như gạo, đậu và các loại hạt, thậm chí, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.
Nếu hệ miễn dịch của bạn kém hoặc nếu bị cảm lạnh, bạn có thể ăn mầm tỏi vì nó giúp tăng cường miễn dịch. Nghiên cứu từng chỉ ra tỏi mọc mầm 5 ngày có thể tăng cường khả năng miễn dịch.
Tỏi mọc mầm cũng làm chậm quá trình lão hóa, có thể ngăn ngừa sự thoái hóa liên quan tới tuổi ở nhiều cơ quan trong cơ thể.
Từ những phân tích về tác dụng tỏi mọc mầm trên, bạn không nên vứt bỏ chúng. Nếu không thích mùi quá mạnh, chị em có thể dùng dao cắt bỏ phần xanh của tỏi là có thể cải thiện.
Nếu không thích mùi tỏi ám vào cơ thể suốt cả ngày, bạn nên tận dụng bạc hà, rau bina hoặc sữa sau đó để loại bỏ mùi khó chịu. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.