Kinh hoàng thứ bẩn nhất trong nhà bếp, hơn 100 lần bồn cầu

Google News

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc, vi khuẩn trên giẻ lau bếp nhiều gấp 100 lần so với trên bồn cầu. Một miếng giẻ nhỏ nhưng có 500 tỷ vi khuẩn ẩn náu thuộc 362 chủng.

Đa số mọi người đều không có thói quen thay giẻ lau bếp định kỳ, thường những chiếc giẻ này sẽ được sử dụng suốt nhiều năm. Thế nhưng bạn có biết rằng, giẻ lau bếp còn bẩn hơn bồn cầu gấp cả trăm lần không?
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona, Hoa Kỳ đã sử dụng nhà bếp và nhà vệ sinh làm đối tượng nghiên cứu, họ đã tiến hành một cuộc khảo sát kéo dài 30 tuần đối với 15 gia đình và phát hiện ra rằng vi khuẩn trên giẻ lau bếp nhiều gấp 100 lần so với trên bồn cầu. Một miếng giẻ nhỏ nhưng có 500 tỷ vi khuẩn ẩn náu thuộc 362 chủng.
Môi trường ẩm ướt là thiên đường cho vi khuẩn phát triển. Đối với vi khuẩn, một chiếc giẻ lau bếp ẩm ướt chính là căn biệt thự sang trọng chúng yêu thích nhất. Theo "Sách trắng về điều tra vệ sinh nhà bếp gia đình ở Trung Quốc" do Hiệp hội Y tế Dự phòng Trung Quốc ban hành, trong số khăn lau bát đĩa được thu thập, tổng số vi khuẩn trong một chiếc khăn lên tới khoảng 500 tỷ.
Kinh hoang thu ban nhat trong nha bep, hon 100 lan bon cau
 Ảnh minh họa.
Giẻ càng sử dụng lâu thì càng có nhiều vi khuẩn, nấm mốc, những vi khuẩn này bao gồm Aspergillus flavus, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus, Salmonella và vô số các vi khuẩn gây bệnh khác. Chúng đều là những kẻ giết người âm thầm thông qua các bệnh đường tiêu hóa.
Vậy những loại vi khuẩn tiêu biểu trú trong giẻ lau bếp dùng lâu ngày gây ra những tác hại gì cho cơ thể con người? Bác sĩ Diêu Văn Tú - Phó Giám đốc Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ung thư Tứ Xuyên sẽ trả lời chi tiết câu hỏi này.
Nấm mốc
Nấm mốc thích những nơi ẩm ướt và sẽ sinh sôi với số lượng lớn khi môi trường thích hợp. Nó không chỉ gây rối loạn đường tiêu hóa mà còn gây hại cho gan và hệ thần kinh.
Aspergillus flavus
Độc tố aflatoxin được chuyển hóa bởi Aspergillus flavus được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận là chất gây ung thư bậc 1. Nhiệt độ sinh sản của nó là 28-38 ° C. Nó ưa ẩm ướt và nhìn chung không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng nó có thể dẫn đến ung thư gan và tạo ra một số độc tố gây ung thư khác.
Kinh hoang thu ban nhat trong nha bep, hon 100 lan bon cau-Hinh-2
 Ảnh minh họa.
1mg aflatoxin có thể gây ung thư. Chỉ cần uống 20 mg aflatoxin có thể trực tiếp gây tử vong ở người lớn. Độc tính của nó gấp 10 lần kali xyanua và 68 lần arsen. Nhiệt độ cao trên 280 ° có thể bị chết, nhưng nó dễ dàng ẩn trong thớt, đũa, giẻ lau, đồ ăn bị mốc (đặc biệt là lạc mốc).
Vi khuẩn nói chung
Trong cơ thể người có rất nhiều vi khuẩn nhưng không phải vi khuẩn nào cũng có hại, vì vậy sau khi các vi khuẩn có hại trú trong giẻ lau bếp xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể. dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mãn tính.
Những vi khuẩn này sẽ không trực tiếp gây ra bệnh hoặc gây ung thư. Nhưng nếu những vi khuẩn này tồn tại lâu trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm tương ứng. Tình trạng viêm lâu ngày không chữa có thể gây ung thư cho các cơ quan bị nhiễm khuẩn.
Tụ cầu
Ngộ độc tụ cầu được đặc trưng bởi các triệu chứng tiêu hóa điển hình, chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa dữ dội và thường xuyên (trong trường hợp nghiêm trọng, có mật, chất nhầy và máu trong chất nôn), đau bụng và tiêu chảy (phân có nước). Tuổi càng trẻ , độ nhạy với độc tố ruột của tụ cầu càng mạnh, do đó tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dễ mắc bệnh nghiêm trọng hơn so với người lớn.
Kinh hoang thu ban nhat trong nha bep, hon 100 lan bon cau-Hinh-3
 Ảnh minh họa.
Escherichia coli
Đây là một loại trực khuẩn ruột rất độc hại. Nó có khả năng phá hủy tế bào mạnh mẽ, chủ yếu xâm nhập vào phần xa của ruột non và ruột kết, gây phù nề và chảy máu niêm mạc ruột, đồng thời có thể gây tổn thương thận, lá lách và não.
Ngộ độc do Escherichia coli được biểu hiện bằng những cơn đau quặn bụng đột ngột, đôi khi tương tự như đau ruột thừa. Một số bệnh nhân chỉ tiêu chảy nhẹ; một số bệnh nhân tiêu chảy phân lỏng, sau đó chuyển sang tiêu chảy ra máu. Số lần tiêu chảy có khi trên 10 lần trong ngày, sốt nhẹ hoặc không sốt. Nhiều bệnh nhân đồng thời có các triệu chứng hô hấp. Trong trường hợp nặng có thể gây tổn thương nhiều cơ quan như hội chứng tán huyết urê huyết, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, rối loạn thần kinh sọ não. Nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt ở người già và trẻ em.
Salmonella
Có nhiều loài vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm Salmonella typhimurium, Salmonella cholerae, Salmonella enteritidis... Sau khi vào ruột, vi khuẩn Salmonella sẽ nhân lên nhanh chóng, phá hủy niêm mạc ruột và xâm nhập vào máu qua hệ bạch huyết, gây nhiễm khuẩn huyết, gây nhiễm trùng toàn thân.
Một số lượng lớn vi khuẩn sống sẽ giải phóng nội độc tố có nồng độ cao, tiếp tục gây viêm, dẫn đến tăng thân nhiệt và các triệu chứng tiêu hóa cấp tính. Giai đoạn đầu ngộ độc là đau đầu, buồn nôn, chán ăn, sau đó có thể bị nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt, trường hợp nặng có thể bị chuột rút, mất nước, sốc..
Kinh hoang thu ban nhat trong nha bep, hon 100 lan bon cau-Hinh-4
 Ảnh minh họa.
Làm thế nào để sử dụng giẻ lau bếp đúng cách và an toàn?
Quan trọng nhất là giữ cho nó khô ráo. Vì trong môi trường khô, vi khuẩn không thể tồn tại được.
Tiếp đến là phải giữ sạch sẽ: Sau mỗi lần sử dụng giẻ nhớ giặt sạch và vắt khô, không thể vứt ở đó lần sau lại sử dụng tiếp.
Khử trùng bằng nước sôi: Cho nước sạch vào nồi, đun sôi, cho giẻ vào nấu trong năm phút rồi xả kahu bằng nước sạch, vắt rồi phơi khô.
Phơi nắng: Dù lau ở đâu thì giẻ cũng phải phơi nắng hàng ngày, cách khử trùng tốt nhất và ít tác dụng phụ nhất là ánh nắng mặt trời.
Thường xuyên thay giẻ lau: Tốt nhất nên thay giẻ lau bếp mỗi tháng một lần để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình.
Để xa thức ăn: Đây là điểm quan trọng nhất, hãy nhớ không đặt thức ăn hoặc nguyên liệu nấu ăn gần giẻ lau bếp.

Mời quý độc giả xem video: Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus. Nguồn: Vinmec.


Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)