Mới đây, bệnh nhân nữ, 26 tuổi, ở Thanh Chương, Nghệ An đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng da mặt bị bỏng, phù nề, đỏ thẫm, ngứa rát. Nguyên nhân là do cô đã chọn dùng mỹ phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc. Ảnh: Nhân Dân.Các bác sĩ xác định hướng điều trị cho bệnh nhân là phải ngay lập tức dừng sản phẩm bôi, đồng thời chăm sóc da, sử dụng các sản phẩm làm dịu da, các thuốc bôi, uống và một số công nghệ ánh sáng phục hồi da. Sau 7 ngày điều trị tại bệnh viện, người bệnh đã không còn cảm giác bỏng rát, da mặt hết phù nề, giảm đỏ; lớp da bị bỏng đã bong tróc để lại nền da màu hồng. Hiện bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc theo đơn điều trị. Ảnh: Vietnamnet.Một nữ bệnh nhân (mới 17 tuổi) đã phải chịu sự đau đớn khi dùng loại mỹ phẩm trôi nổi mua trên mạng với giá 65.000 đồng kèm lời quảng cáo sản phẩm lột thay da sinh học collagen. Tuy nhiên, đẹp chẳng thấy đâu, chỉ sau vài ngày sử dụng, bệnh nhân đã phải đến bệnh viện trong tình trạng da mặt sưng phù, đầy mụn mủ và chảy nước vàng. Ảnh: VTV.Hồi tháng 9/2019, chị T.P.T. (tỉnh Đăk Lăk) chưa tới 30 tuổi nhưng mặt đã xuất hiện nhiều vết nám. Do đó, chị T. lên mạng tìm hiểu và tự điều trị vết nám tại nhà bằng một loại kem trộn không rõ nguồn gốc được quảng cáo trên mạng. Sau vài ngày sử dụng chị T. bị ngứa rát nhẹ, bong vảy vùng mặt và cổ. Lo lắng vì tổn thương da mặt ngày càng nhiều, chị T. đã đến một spa ở gần nhà để điều trị và được cơ sở này cho một loại thuốc thoa không nhãn mác.Khi đến BV ĐH Y Dược TP HCM thăm khám, chị T. được chẩn đoán ban dạng trứng cá và tăng sắc tố sau viêm trên nền bệnh nám da do sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Các bác sĩ đã lên kế hoạch điều trị cho chị T. bằng thuốc bôi, thuốc uống, chống nắng và sử dụng laser picosecond. Sau 8 tuần điều trị, tình trạng da dần được cải thiện, hết ngứa, sẩn viêm và mụn mủ.Chị H.D.L. (22 tuổi, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội) từng phải chịu đau đớn vì sử dụng một loại nước lột da. Theo lời chị L., chị đã mua 2 lọ dung dịch lột da sinh học, nghe người bán nói là có nguồn gốc từ Thái Lan về để lột ở vùng mặt, tay và tắm trắng.Năm 2017, một cô gái 23 tuổi ở Đồng Nai vì muốn “lột xác” đã mua mỹ phẩm được quảng cáo là thuốc đông y gia truyền với giá 2 triệu. Tuy nhiên, sau khi sử dụng thấy mặt ngày càng sưng, da ửng đỏ, phồng rộp. Cô gái đến bệnh viện cầu cứu và được xác định bỏng sâu cấp độ 2.Sau khi bôi 2 lọ thuốc trị mụn, làm trắng da được quảng cáo là “Mỹ phẩm dân tộc” trong vòng một tháng, gương mặt của cô gái 19 tuổi bị biến dạng, sưng vù, mắt híp không mở nổi. Đó là trường hợp của Tâm (19 tuổi, quê Hà Tĩnh, tên nạn nhân đã được thay đổi).Tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM, các bác sĩ chẩn đoán Tâm bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Cô gái được kê thuốc uống trong 1 tuần và cảnh báo dừng ngay việc sử dụng loại ''kem lạ'' này. Theo quan sát, hai lọ mỹ phẩm mà bệnh nhân này mang đến có dòng quảng cáo in trên bao bì là ''Mỹ phẩm dân tộc'', ''Thảo mộc người Dao'' có công dụng trị mụn trứng cá, se khít lỗ chân lông, chống nhờ da, mờ vết thâm, mờ sẹo,…Bác sĩ Trần Nguyễn Ánh Tú - Trưởng Khoa Thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, đa số trường hợp chị em muốn làm đẹp nhanh thường mua những sản phẩm làm trắng mà thành phần thường có là corticoid. Khi bị tổn thương, nếu chậm trễ điều trị, khả năng phục hồi rất lâu.Cũng theo các bác sĩ, các loại mỹ phẩm trôi nổi hoàn toàn không mang lại hiệu quả như mong đợi mà ngược lại sẽ làm da khô, sần sùi hoặc tăng tiết dầu khiến tình trạng nặng nề hơn. Nhiều người quá tin dùng khiến cho tiền mất, tật mang hỏng da thậm chí nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt, việc tự ý sử dụng các loại kem, thuốc bôi trôi nổi, không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm, có thể khiến da bị tổn thương nặng và chi phí điều trị tốn kém hơn. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi Video "Bí quyết làm đẹp của sao Việt". Nguồn: VTC.
Mới đây, bệnh nhân nữ, 26 tuổi, ở Thanh Chương, Nghệ An đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng da mặt bị bỏng, phù nề, đỏ thẫm, ngứa rát. Nguyên nhân là do cô đã chọn dùng mỹ phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc. Ảnh: Nhân Dân.
Các bác sĩ xác định hướng điều trị cho bệnh nhân là phải ngay lập tức dừng sản phẩm bôi, đồng thời chăm sóc da, sử dụng các sản phẩm làm dịu da, các thuốc bôi, uống và một số công nghệ ánh sáng phục hồi da. Sau 7 ngày điều trị tại bệnh viện, người bệnh đã không còn cảm giác bỏng rát, da mặt hết phù nề, giảm đỏ; lớp da bị bỏng đã bong tróc để lại nền da màu hồng. Hiện bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc theo đơn điều trị. Ảnh: Vietnamnet.
Một nữ bệnh nhân (mới 17 tuổi) đã phải chịu sự đau đớn khi dùng loại mỹ phẩm trôi nổi mua trên mạng với giá 65.000 đồng kèm lời quảng cáo sản phẩm lột thay da sinh học collagen. Tuy nhiên, đẹp chẳng thấy đâu, chỉ sau vài ngày sử dụng, bệnh nhân đã phải đến bệnh viện trong tình trạng da mặt sưng phù, đầy mụn mủ và chảy nước vàng. Ảnh: VTV.
Hồi tháng 9/2019, chị T.P.T. (tỉnh Đăk Lăk) chưa tới 30 tuổi nhưng mặt đã xuất hiện nhiều vết nám. Do đó, chị T. lên mạng tìm hiểu và tự điều trị vết nám tại nhà bằng một loại kem trộn không rõ nguồn gốc được quảng cáo trên mạng. Sau vài ngày sử dụng chị T. bị ngứa rát nhẹ, bong vảy vùng mặt và cổ. Lo lắng vì tổn thương da mặt ngày càng nhiều, chị T. đã đến một spa ở gần nhà để điều trị và được cơ sở này cho một loại thuốc thoa không nhãn mác.
Khi đến BV ĐH Y Dược TP HCM thăm khám, chị T. được chẩn đoán ban dạng trứng cá và tăng sắc tố sau viêm trên nền bệnh nám da do sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Các bác sĩ đã lên kế hoạch điều trị cho chị T. bằng thuốc bôi, thuốc uống, chống nắng và sử dụng laser picosecond. Sau 8 tuần điều trị, tình trạng da dần được cải thiện, hết ngứa, sẩn viêm và mụn mủ.
Chị H.D.L. (22 tuổi, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội) từng phải chịu đau đớn vì sử dụng một loại nước lột da. Theo lời chị L., chị đã mua 2 lọ dung dịch lột da sinh học, nghe người bán nói là có nguồn gốc từ Thái Lan về để lột ở vùng mặt, tay và tắm trắng.
Năm 2017, một cô gái 23 tuổi ở Đồng Nai vì muốn “lột xác” đã mua mỹ phẩm được quảng cáo là thuốc đông y gia truyền với giá 2 triệu. Tuy nhiên, sau khi sử dụng thấy mặt ngày càng sưng, da ửng đỏ, phồng rộp. Cô gái đến bệnh viện cầu cứu và được xác định bỏng sâu cấp độ 2.
Sau khi bôi 2 lọ thuốc trị mụn, làm trắng da được quảng cáo là “Mỹ phẩm dân tộc” trong vòng một tháng, gương mặt của cô gái 19 tuổi bị biến dạng, sưng vù, mắt híp không mở nổi. Đó là trường hợp của Tâm (19 tuổi, quê Hà Tĩnh, tên nạn nhân đã được thay đổi).
Tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM, các bác sĩ chẩn đoán Tâm bị viêm da tiếp xúc dị ứng. Cô gái được kê thuốc uống trong 1 tuần và cảnh báo dừng ngay việc sử dụng loại ''kem lạ'' này. Theo quan sát, hai lọ mỹ phẩm mà bệnh nhân này mang đến có dòng quảng cáo in trên bao bì là ''Mỹ phẩm dân tộc'', ''Thảo mộc người Dao'' có công dụng trị mụn trứng cá, se khít lỗ chân lông, chống nhờ da, mờ vết thâm, mờ sẹo,…
Bác sĩ Trần Nguyễn Ánh Tú - Trưởng Khoa Thẩm mỹ da Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, đa số trường hợp chị em muốn làm đẹp nhanh thường mua những sản phẩm làm trắng mà thành phần thường có là corticoid. Khi bị tổn thương, nếu chậm trễ điều trị, khả năng phục hồi rất lâu.
Cũng theo các bác sĩ, các loại mỹ phẩm trôi nổi hoàn toàn không mang lại hiệu quả như mong đợi mà ngược lại sẽ làm da khô, sần sùi hoặc tăng tiết dầu khiến tình trạng nặng nề hơn. Nhiều người quá tin dùng khiến cho tiền mất, tật mang hỏng da thậm chí nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt, việc tự ý sử dụng các loại kem, thuốc bôi trôi nổi, không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm, có thể khiến da bị tổn thương nặng và chi phí điều trị tốn kém hơn. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi Video "Bí quyết làm đẹp của sao Việt". Nguồn: VTC.