1. Diệt khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng
Tỏi chứa một chất đặc biệt gọi là "propylene sulfide" có tác dụng diệt khuẩn. Đặc biệt, nó có thể loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng trong cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương, đồng thời có tác dụng trị cảm cúm.
2. Tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa
Tỏi và giấm thường được dùng để nêm và khử mùi tanh khi nấu nướng. Tỏi ngâm giấm có tác dụng kích thích vị giác của con người một cách hiệu quả. Ăn tỏi ngâm giấm hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn trong cơ thể, ăn đúng cách không chỉ giúp ngừa bệnh mà còn có thể giúp ích trong việc bảo vệ dạ dày.
|
Ảnh minh họa: HMI. |
3. Giảm nguy cơ ung thư
Bản thân allicin chứa trong tỏi đã được chứng minh trong một số thí nghiệm là có tác dụng ức chế nhất định đối với tế bào ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thí nghiệm trên động vật.
Dù vậy, tỏi có thể ngăn chặn sự tổng hợp các chất gây ung thư như amoni nitrit, qua đó ngăn ngừa sự xuất hiện của một số bệnh ung thư đường tiêu hóa, thậm chí là sự hình thành ung thư gan.
4 nhóm người không nên ăn tỏi ngâm giấm
1. Những người bị dị ứng, đặc biệt là những người chắc chắn rằng chất gây dị ứng là giấm hoặc tỏi
2. Người bị bệnh về mắt
Dù là giấm hay tỏi đều rất cay mắt, những người này nếu sử dụng sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, tốt hơn hết là không nên dùng.
3. Người có vấn đề về tiêu hóa
Giấm và tỏi đối với người bình thường có thể thúc đẩy tiêu hóa, nhưng nếu người có vấn đề về tiêu hóa hoặc đường tiêu hóa không những không có tác dụng mà còn kích thích dạ dày, làm bệnh tình trầm trọng hơn.
4. Người không chịu được mùi tỏi
>>> Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake
Nguồn video: Vui sống mỗi ngày