Tức giận không chỉ là cáu gắt, nạt nộ và tâm trạng dễ bùng nổ. Bạn có biết, các nhà khoa học đã tìm ra có 3 loại giận dữ và mỗi người sẽ có cách thể hiện sự tức giận khác nhau. Sẽ có người tự trách bản thân, có người lại hành động bất chấp nguy hiểm hoặc khóc lóc vật vã…Theo các nhà nghiên cứu, một trong những tác dụng phụ của giận dữ là tăng cân không kiểm soát. Các nhà khoa học đã nêu nguyên nhân là do adrenaline - một hormone được tạo ra từ tuyến thượng thận, được sản sinh ra để đáp ứng với các tình huống căng thẳng nghiêm trọng hoặc bị đe dọa.Khi chúng ta tức giận, adrenaline được giải phóng khiến chúng ta lo lắng. Nó còn được gọi là hormone “chiến đấu hoặc bỏ chạy”.Chúng ta không hề cảm thấy đói trong lúc tức giận, nhưng điều này chỉ có xảy ra trong ngắn hạn. Sau khi mức adrenaline giảm, chúng ta sẽ cảm thấy cần phải bổ sung năng lượng đã mất và bắt đầu thèm ăn.Việc lo lắng, tức giận cũng có thể khiến chúng ta ăn uống một cách vô thức. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể ăn bắt cứ thứ gì dù nó không tốt cho chúng ta, vì việc này sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui và sự thoải mái.Bên cạnh đó, giận dữ khiến bạn bị căng thẳng và dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, chúng ta không có năng lượng. Lúc đó, cơ thể sẽ đòi hỏi bổ sung năng lượng bằng carbohydrate và bạn sẽ cảm thấy thèm đồ ngọt, nước uống có gas…Theo dõi chế độ ăn uống để ngăn chặn tình trạng thừa cân và nguy hại cho sức khỏe khác.Làm quen với các hoạt động tiêu khiển lành mạnh để giải tỏa tâm trạng khi giận giữ, lo lắng và stress.Bạn có thể đến phòng tập thể dục, đi dạo trong công viên, gặp gỡ bạn bè... để giúp cải thiện tâm trạng./.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại
Tức giận không chỉ là cáu gắt, nạt nộ và tâm trạng dễ bùng nổ. Bạn có biết, các nhà khoa học đã tìm ra có 3 loại giận dữ và mỗi người sẽ có cách thể hiện sự tức giận khác nhau. Sẽ có người tự trách bản thân, có người lại hành động bất chấp nguy hiểm hoặc khóc lóc vật vã…
Theo các nhà nghiên cứu, một trong những tác dụng phụ của giận dữ là tăng cân không kiểm soát. Các nhà khoa học đã nêu nguyên nhân là do adrenaline - một hormone được tạo ra từ tuyến thượng thận, được sản sinh ra để đáp ứng với các tình huống căng thẳng nghiêm trọng hoặc bị đe dọa.
Khi chúng ta tức giận, adrenaline được giải phóng khiến chúng ta lo lắng. Nó còn được gọi là hormone “chiến đấu hoặc bỏ chạy”.
Chúng ta không hề cảm thấy đói trong lúc tức giận, nhưng điều này chỉ có xảy ra trong ngắn hạn. Sau khi mức adrenaline giảm, chúng ta sẽ cảm thấy cần phải bổ sung năng lượng đã mất và bắt đầu thèm ăn.
Việc lo lắng, tức giận cũng có thể khiến chúng ta ăn uống một cách vô thức. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể ăn bắt cứ thứ gì dù nó không tốt cho chúng ta, vì việc này sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui và sự thoải mái.Bên cạnh đó, giận dữ khiến bạn bị căng thẳng và dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, chúng ta không có năng lượng. Lúc đó, cơ thể sẽ đòi hỏi bổ sung năng lượng bằng carbohydrate và bạn sẽ cảm thấy thèm đồ ngọt, nước uống có gas…
Theo dõi chế độ ăn uống để ngăn chặn tình trạng thừa cân và nguy hại cho sức khỏe khác.
Làm quen với các hoạt động tiêu khiển lành mạnh để giải tỏa tâm trạng khi giận giữ, lo lắng và stress.
Bạn có thể đến phòng tập thể dục, đi dạo trong công viên, gặp gỡ bạn bè... để giúp cải thiện tâm trạng./.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại