Khi ngủ có dấu hiệu này, tim đang ngày đêm "kêu cứu"

Google News

Theo các bác sĩ, khi cơ thể có 4 dấu hiệu sau, nhất định là bạn đã mắc bệnh tim mạch, nên đi khám ngay.

Cô Lưu, 55 tuổi, ở Giang Tô, Trung Quốc, gần đây ngủ không được ngon giấc, ban đêm thường xuyên bị đau tức ngực. Lúc đầu, cô Lưu không để ý lắm nhưng thời gian trôi qua, những cơn đau tức ngực ngày càng thường xuyên hơn, khiến cô Lưu cảm giác cận kề cái chết.
Không trì hoãn thêm được nữa, cô Lưu cùng gia đình đến bệnh viện điều trị. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện nhiều mạch máu trong tim của cô Lưu đã bị hẹp nghiêm trọng. Rõ ràng, thủ phạm gây ra cơn đau ngực của cô Lưu là bệnh tim mạch vành.
Theo đề nghị của bác sĩ, cô Lưu được can thiệp mạch vành qua da, sau khi mổ xong, cô uống thuốc ổn định mảng xơ vữa động mạch và thuốc chống kết tập tiểu cầu. Trải qua điều trị tích cực, cơn đau ngực của cô Lưu đã biến mất.
Khi ngu co dau hieu nay, tim dang ngay dem
  Ảnh minh hoạ.
Qua trường hợp này, bác sĩ khẳng định, cô Lưu vẫn còn khá may mắn, cơn đau ngực thường xuyên vào ban đêm của cô thực sự là biểu hiện của cơn đau thắt ngực biến thể, và sự phát triển thêm của cơn đau thắt ngực biến thể là nhồi máu cơ tim cấp tính.
Nhiều bệnh nhân đau ngực về đêm không đi khám chữa bệnh kịp thời có thể tử vong sau khi ngủ. Đột tử do tim cho đến nay là một trong những bệnh nguy hiểm nhất.
Bác sĩ nhắc nhở, ban đêm là thời điểm dễ xảy ra nhồi máu cơ tim, nguyên nhân là do tốc độ máu chậm lại, máu trở nên nhớt hơn khi chúng ta ngủ vào ban đêm.
Khi đứng, lượng máu đến tim giảm, tư thế nằm ngửa có thể dẫn đến tăng lượng máu trở về tim và tăng tải trọng cho tim, lúc này tim sẽ co bóp mạnh hơn, do đó gây tăng cung cấp máu cho cơ tim, đồng thời tăng mức tiêu thụ oxy của cơ tim, gây ra cơn đau thắt ngực.
Khi cơ thể có 4 dấu hiệu sau, nhất định là bạn đã mắc bệnh tim mạch, nên đi khám ngay.
1. Cơn đau ngực khi ngủ
Đau thắt ngực là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau tim. Nếu bạn cảm thấy đau thắt ngực sau xương ức và cơn đau ngực thường lan ra toàn bộ vùng trước ngực, đôi khi lan ra các chi trên, hàm hoặc thậm chí cả cổ họng, bạn nên cảnh giác cao, rất có thể là tim mạch của bạn đã có vấn đề.
2. Cảm giác như bị một hòn đá lớn đè lên ngực khi ngủ
Nếu có cảm giác như bị một hòn đá lớn đè lên ngực, rất ngột ngạt và không thở được hoặc có cảm giác ngực như bị ai đó giẫm lên, rất khó chịu, hãy cảnh giác. Những mô tả này đều thuộc về hiện tượng ép ngực, đây thực sự là một tín hiệu quan trọng của cơn đau tim do bệnh mạch vành.
3. Cảm giác như mình sắp chết khi ngủ
Rất nhiều người khi chìm vào giấc ngủ đột nhiên cảm thấy rất khó chịu, cảm thấy cổ họng giống như bị nghẹn, không thở nổi, đặc biệt có cảm giác mình sắp chết.
Ngoài cảm giác sắp chết, người bệnh còn có cảm giác sợ hãi mãnh liệt, lúc này thường đổ mồ hôi đầm đìa.
Cảm giác sắp chết là một tín hiệu quan trọng của cấp cứu tim, cần phải được chú ý, không nên chậm trễ, cần phải đến bệnh viện ngay, vì cảm giác khó chịu như vậy thường xảy ra trước khi đột tử do tim.
4. Thở gấp, thậm chí mệt mỏi tột độ khi ngủ
Tim là trung tâm điều khiển toàn bộ cơ thể, máu do tim bơm đi khắp nơi để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, khi bị nhồi máu cơ tim, tim không thể bơm đủ máu nên dễ xảy ra tình trạng khó thở, người bệnh cũng sẽ có biểu hiện là vô cùng mệt mỏi.
Bệnh tim mạch là căn bệnh đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người, tệ hơn nữa là những thay đổi trong lối sống đã khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh tim mạch. Nhiều người nghĩ bệnh tim mạch là bệnh của người già, chỉ người già mới mắc. Điều này là hoàn toàn sai lầm, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa, tệ hơn là rất nhiều người mắc bệnh tim mạch nhưng lại không hề hay biết.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, tuổi tác và yếu tố di truyền là những yếu tố không thể kiểm soát được, ngoài ra còn có hút thuốc lá, nghiện rượu, thức khuya, béo phì, tinh thần căng thẳng, lười vận động, ăn vặt, cao huyết áp, mỡ máu cao và tiểu đường…
Đáng tiếc là nhiều người không để ý đến, thậm chí còn duy trì những thói quen xấu trong thời gian dài. Chúng ta coi trọng sức khỏe tim mạch, không chỉ hình thành thói quen tốt là khám sức khỏe định kỳ mà còn phải can thiệp kịp thời để từ bỏ những thói quen xấu càng sớm càng tốt.
Đối với những người đã biết bệnh tim mạch cũng nên phòng ngừa thứ phát để giảm nguy cơ bệnh tim nghiêm trọng xảy ra.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Những triệu chứng của bệnh tim mạch vành

Nguồn video: THĐT

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)