Kết quả triển khai điều trị ARV trong ngày cho bệnh nhân HIV tại Kiên Giang

Google News

Điều trị thuốc ARV trong ngày là điều trị thuốc ARV trong vòng 24 giờ kể từ khi người bệnh được chẩn đoán khẳng định HIV.

Tình hình dịch HIV tại Kiên Giang
Tại tỉnh Kiên Giang, dịch HIV tăng mạnh trở lại từ năm 2017 đến nay. Một số đặc điểm ở ca nhiễm HIV mới phát hiện hàng năm:
- Ca bệnh phát hiện tập trung chủ yếu ở các đơn vị Tp Rạch Giá, Phú Quốc, Châu Thành, Giồng Riềng, An Biên, Hòn Đất.
- Nhóm MSM có chiều hướng gia tăng mạnh, chiếm 50% số ca phát hiện hàng năm gần đây.
- Trẻ hóa, tập trung ở nhóm tuổi 16-25.
- Đường lây chủ yếu qua đường tình dục
Ket qua trien khai dieu tri ARV trong ngay cho benh nhan HIV tai Kien Giang
 
Kết quả triển khai điều trị ARV trong ngày cho bệnh nhân HIV tại Kiên Giang
Điều trị thuốc ARV trong ngày là điều trị thuốc ARV trong vòng 24 giờ kể từ khi người bệnh được chẩn đoán khẳng định HIV.
Điều trị thuốc ARV nhanh là điều trị thuốc ARV trong vòng 7 ngày kể từ khi người bệnh được chẩn đoán khẳng định HIV.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều trị thuốc ARV sớm có nhiều lợi ích như giảm nguy cơ bệnh giai đoạn lâm sàng 3, 4 và giảm nguy cơ tử vong; đạt ức chế virus và phục hồi miễn dịch sớm; giảm lây truyền HIV qua đường tình dục và các bệnh lý GĐLS 3, 4/tử vong.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Có lợi cho sức khỏe của mẹ và giảm lây truyền HIV cho con
Đối với trẻ em: Giảm nguy cơ tử vong và/hoặc các di chứng thể̉ chất và thần kinh lâu dài.
Quy trình chẩn đoán nhiễm HIV và điều trị ARV trong ngày
- Bắt đầu từ tháng 2/2023, tỉnh triển khai hoạt động tiếp nhận điều trị thuốc ARV trong ngày tại 11/11 phòng khám ngoại trú của toàn tỉnh.
- Tỉnh chỉ có 2 phòng xét nghiệm khẳng định tại CDC tỉnh và TTYT Tp Phú Quốc hoạt động từ tháng 1/2023 nên được thực hiện như sau:
+ Tất cả các ca xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính tại 23 phòng XN sàng lọc đều phải nhập đầy đủ thông tin theo quy định vào phần mềm HIV 4.0 và chuyển thông tin cho phòng xét nghiệm khẳng định trước khi đem mẫu gửi làm xét nghiệm, Phòng XN khẳng định sau khi hoàn thành xét nghiệm sẽ nhập thông tin kết quả vào phần mềm HIV 4.0 và trả kết quả cho các đơn vị thông qua phần mềm HIV 4.0 (các phòng OPC lấy làm cơ sổ điều trị, kết quả bằng văn bản gửi sau).
+ Tại các phòng VCT và XN sàng lọc trong bán kính dưới 30 km sẽ thực hiện theo quy trình sau: Những bệnh nhân tại các phòng này thực hiện theo đúng quy trình trên, trong thời gian đợi kết quả khẳng định sẽ cử 1 cán bộ tư vấn cho bệnh nhân về kết quả Test dương, yêu cầu bệnh nhân đợi kết quả khảng định. Nếu kết quả khảng định dương sẽ tư vấn cho bệnh nhân tham gia điều trị trong ngày.
Khi bệnh nhân đồng ý tham gia và chọn cơ sở OPC để tham gia điều trị. Cán bộ tư vấn sẽ làm thủ tục chuyển bệnh và giao cho CBO đưa bệnh nhân tới cơ sở OPC để bàn giao cho phòng OPC điều trị cho bệnh nhân.
Ket qua trien khai dieu tri ARV trong ngay cho benh nhan HIV tai Kien Giang-Hinh-2
 
+ Tại các phòng VCT và XN sàng lọc trong bán kính trên 30 km sẽ thực hiện theo quy trình sau: Với ca làm xét nghiệm buổi sáng yêu cầu bệnh nhân về chiều tới nhận kết quả khẳng định, ca làm sàng lọc buổi chiều hẹn bệnh nhân sáng hôm sau nhận kết quả.
Nếu kết quả khẳng định dương sẽ tư vấn cho bệnh nhân tham gia điều trị trong ngày theo quy trình (tổng thời gian không vượt quá 24 tiếng) được tính là trong ngày. Khi bệnh nhân đồng ý tham gia và chọn cơ sở OPC để tham gia điều trị. Cán bộ tư vấn sẽ làm thủ tục chuyển bệnh và nhân viên cơ sở sàng lọc liên lạc với phòng OPC bệnh nhân muốn tham gia điều trị báo chuyển bệnh hoặc giao cho các CBO đưa bệnh nhân tới cơ sở OPC để bàn giao cho phòng OPC điều trị cho bệnh nhân.
Kết quả chung
1. Quản lý điều phối: Để triển khai hoạt động tỉnh đã huy động/điều phối đồng bộ các chương trình/dự án (QTC, CDC/EPIC, các hoạt động chương trình từ kinh phí của địa phương và tổ chức xã hội khác đang tham gia hoạt động phòng chống HIV tại tỉnh) để triển khai hoạt động thực hiện điều trị thuốc ARV trong ngày.
2. Trước khi triển khai tỉnh đã thu thập, phân tích, mô tả đầy đủ các thông tin các cơ sở tư vấn xét nghiệm, các cơ sở điều trị, phân bố ca bệnh HIV còn sống, ca bệnh được phát hiện hàng năm tại các phòng XN sàng lọc từ đó tìm ra khoảng trống, kịp thời đưa ra các giải pháp xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với thực tế tại tỉnh.
3. Xác định khoảng trống chương trình, làm cơ sở mô tả các hoạt động Mô tả/thống kê được các khoảng trống dịch vụ hỗ trợ điều trị ARV trên địa bàn và tiến hành các giải pháp phù hợp dựa trên các khoảng trống (xây dựng triển khai kế hoạch thành lập phòng XN khẳng định, quy trình thời gian lấy mẫu, trả mẫu theo từng cơ sở cụ thể...)
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kết nối điều trị ca bệnh trong toàn tỉnh nhưng tỷ lệ kết nối điều trị thành công ca bệnh trong toàn tỉnh tăng 83,7 lên 86,5%. Tỷ lệ điều trị ca bệnh thành công trong ngày tăng từ 22% lên 37%.
Mục tiêu đề ra cho hoạt động này tại các địa bàn triển khai dự án đều đạt chỉ tiêu đề ra.
+ Tỷ lệ kết nối điều trị thành công ca bệnh đạt 88,5%.
+ Tỷ lệ điều trị ca bệnh thành công trong ngày đạt 42,6%.
+ Số ca có kết quả xét nghiệm Asate dương tính giảm từ 21 ca xuống 7 ca (116,6%)
Một số kinh nghiệm rút ra khi triển khai
- Thực hiện theo quy trình cam kết đã đề ra nên khách hàng đều được trả kết quả xét nghiệm sớm nhất có thể và được tư vấn điều trị ngay, vì vậy tỷ lệ mất dấu bệnh nhân giảm.
- Tâm lý bệnh nhân yên tâm vì được điều trị sớm cải thiện được sức khỏe, đa số khách hàng theo chương trình uống thuốc đáp ứng thuốc tốt và là nguồn động viên thuyết phục bạn tình đi xét nghiệm, tham gia điều trị sớm.
- Do được tiếp cận tư vấn kỹ trong thời gian chờ kết quả về tâm lý khách hàng cảm thấy tự tin hơn và không còn bị kì thị, xem như điều trị bệnh như các loại bệnh thông thường khác.
- Với bệnh nhân ở xa đến xét nghiệm tuy không thành công điều trị trong ngày (do khách hàng phân vân chọn phòng OPC để điều trị, hoặc không đủ giấy tờ, thủ tục pháp lý để tham gia) nhưng sẽ tăng tỷ lệ điều trị sớm trong tuần và giảm tỷ lệ mất dấu ca bệnh.
- Nhiều ca bệnh vẫn sợ bị kì thị rất nhiều do sợ gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh biết ảnh hưởng đến công việc làm ăn cho nên một số khách hàng vẫn chưa chịu điều trị nhưng họ tìm hiểu đã biết lợi ích về điều trị sớm nên đã về các phòng khám xin toa thuốc, tự mua thuốc uống sau đó mới tham gia đăng ký ở nơi điều trị thích hợp, tiện lợi hơn.
Dự án VUSTA - Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS là một trong những dự án tiêu biểu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS với nhiều hoạt động can thiệp giảm hại, hỗ trợ tiếp cận. Dự án VUSTA đã giúp cho nhiều trường hợp nhiễm HIV được phát hiện tình trạng bệnh và tiếp cận dịch vụ y tế.
Từ năm 2018 đến nay, dự án VUSTA luôn hướng tới mục tiêu thúc đẩy môi trường thuận lợi về mặt pháp lý và thực thi chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng chính của dự án tiếp cận với dịch vụ y tế. Trong số đó, một trong những mục tiêu của dự án là đẩy mạnh việc hoàn thiện và thực thi khung pháp luật và chính sách nhằm tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ y tế một cách công bằng và thuận lợi.
Do đó, dự án VUSTA khuyến nghị mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước, bên cạnh đó đẩy mạnh các cuộc vận động xã hội tham gia bảo đảm an sinh xã hội; tập trung các giải pháp làm giảm kỳ thị của xã hội đối với người tiêm chích ma túy, MSM, phụ nữ bán dâm và tăng ngân sách cho các dịch vụ dành cho các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt, quy trình để cung cấp dịch vụ cho các đối tượng có nguy cơ cao nên được tính toán lại và đơn giản hơn.
P.V

>> xem thêm

Bình luận(0)