Bức ảnh thai nhi nắm bác sĩ mổ trong ca sinh nở hồi năm 1999 đã gây chấn động cả thể giới.Chàng trai Samuel Armas (Mỹ) sinh ngày 19/8/1999 được sinh mổ ngay trong bụng mẹ do bị mắc chứng gai đôi cột sống, một tình trạng dị tật khiến đứa trẻ sẽ không bao giờ có thể ngồi hay đi lại được.Ngày 2/12/1999, nhóm bác sĩ trường Đại học Vanderbilt ở Nashville, bang Tennessee, quyết định tiến hành ca phẫu thuật khó khăn và nguy hiểm này để lấy bé ra ngay từ tử cung người mẹ. Trong ca mổ, bác sĩ đã phải cắt bỏ tử cung của bà Julie, sau đó rạch một đường để đưa bé ra ngoài.Trong khi bác sĩ đang phẫu thuật cho thai, bất chợt bàn tay nhỏ xíu của bé vươn ra khỏi bụng mẹ và nắm chặt tay vị bác sĩ. Khoảnh khắc đặc biệt ấy được nhiếp ảnh gia Michael Clancy ghi lại và bức ảnh mang tên "Bàn tay hy vọng" đã lan truyền khắp thế giới.Sau ca mổ thành công, Sumuel Armas đã chứng tỏ sức sống kỳ diệu của mình khi hiện tại, ở tuổi 17, em có cuộc sống hoàn toàn bình thường và năng động như tất cả mọi người.Tuy gặp dị tật ở cột sống nhưng Samuel vẫn rất đam mê các hoạt động thể thao, thậm chí còn giành được nhiều giải thưởng trong môn bóng rổ trên xe lăn.Cậu bé phải mang ống nẹp chân và cần sự trợ giúp của chiếc xe mỗi khi muốn di chuyển quãng đường xa, nhưng ngoài những điều đó, Samuel thực sự khiến nhiều người nể phục.Nói về bức ảnh của mình, Samuel chia sẻ: “Khi em nhìn vào bức ảnh đó, điều đầu tiên em nghĩ tới là mình thật may mắn và đặc biệt khi Chúa đã sắp đặt sự việc ấy cho em. Em cảm thấy rất biết ơn vì mình đã ở trong bức ảnh đó“.Theo Samuel, bức ảnh đặt biệt này có thể đã giúp nhiều đứa trẻ khác không phải chịu cảnh ngộ bị phá thai nữa. Nó đã giúp những bà mẹ tương lai thay đổi cách nhìn nhận về sinh mệnh của con mình.
Bức ảnh thai nhi nắm bác sĩ mổ trong ca sinh nở hồi năm 1999 đã gây chấn động cả thể giới.
Chàng trai Samuel Armas (Mỹ) sinh ngày 19/8/1999 được sinh mổ ngay trong bụng mẹ do bị mắc chứng gai đôi cột sống, một tình trạng dị tật khiến đứa trẻ sẽ không bao giờ có thể ngồi hay đi lại được.
Ngày 2/12/1999, nhóm bác sĩ trường Đại học Vanderbilt ở Nashville, bang Tennessee, quyết định tiến hành ca phẫu thuật khó khăn và nguy hiểm này để lấy bé ra ngay từ tử cung người mẹ. Trong ca mổ, bác sĩ đã phải cắt bỏ tử cung của bà Julie, sau đó rạch một đường để đưa bé ra ngoài.
Trong khi bác sĩ đang phẫu thuật cho thai, bất chợt bàn tay nhỏ xíu của bé vươn ra khỏi bụng mẹ và nắm chặt tay vị bác sĩ. Khoảnh khắc đặc biệt ấy được nhiếp ảnh gia Michael Clancy ghi lại và bức ảnh mang tên "Bàn tay hy vọng" đã lan truyền khắp thế giới.
Sau ca mổ thành công, Sumuel Armas đã chứng tỏ sức sống kỳ diệu của mình khi hiện tại, ở tuổi 17, em có cuộc sống hoàn toàn bình thường và năng động như tất cả mọi người.
Tuy gặp dị tật ở cột sống nhưng Samuel vẫn rất đam mê các hoạt động thể thao, thậm chí còn giành được nhiều giải thưởng trong môn bóng rổ trên xe lăn.
Cậu bé phải mang ống nẹp chân và cần sự trợ giúp của chiếc xe mỗi khi muốn di chuyển quãng đường xa, nhưng ngoài những điều đó, Samuel thực sự khiến nhiều người nể phục.
Nói về bức ảnh của mình, Samuel chia sẻ: “Khi em nhìn vào bức ảnh đó, điều đầu tiên em nghĩ tới là mình thật may mắn và đặc biệt khi Chúa đã sắp đặt sự việc ấy cho em. Em cảm thấy rất biết ơn vì mình đã ở trong bức ảnh đó“.
Theo Samuel, bức ảnh đặt biệt này có thể đã giúp nhiều đứa trẻ khác không phải chịu cảnh ngộ bị phá thai nữa. Nó đã giúp những bà mẹ tương lai thay đổi cách nhìn nhận về sinh mệnh của con mình.