Người bị say nắng thường có các biểu hiện như sốt cao, da nóng và khô, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa… Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng và hôn mê, co giật. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi, suy thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mất trí nhớ…Để đề phòng và chữa say nắng trong tiết trời nắng nóng kéo dài, bạn nên sử dụng những loại nước uống sau: Nước dừa giàu kali và các khoáng chất khác, bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài công dụng làm đẹp, uống nước dừa còn có tác dụng giải nhiệt, chữa say nắng và tăng cường sức đề kháng.Cách chữa say nắng với nước dừa: Dừa 1 trái lấy cả nước và cùi non, cho uống liền hoặc để lạnh, ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, say nắng, khát nước, phù nề, đi tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc.Nước ép dưa hấu: Dưa hấu giúp cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như vitamin A, B, C và các nguyên tố vi lượng như Fe, Ca, Mg... Theo y học cổ truyền, dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và thường được dùng cho các trường hợp say nắng, say nóng. Khi bị say nắng, bạn có thể ép dưa hấu lấy nước và uống từng chút một.Nước mía: Bạn có thể tìm mua loại nước này ở bất cứ đâu trong trường hợp không may bị cảm nắng. Nếu đang di chuyển ngoài đường và không may bị say nắng, bạn nên di chuyển bệnh nhân đến chỗ mát mẻ, cởi bớt quần áo rồi rồi cho họ uống một cốc nước mía. Đây là loại nước uống chống say nắng giúp điều hòa thân nhiệt nhanh.Nước sắn dây: Bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt hiệu quả. Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp. Dùng 2 - 3 thìa canh sắn dây hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay khi bị say nắng.Nước bạc hà: Bạc hà 16 g. Bạc hà rửa sạch, cho ấm, đổ một lít nước sôi hãm, cho thêm đường đủ ngọt; cho uống. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt sốt nóng.Nước rau má: Rau má có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Khi bị say nắng, bạn có thể dùng rau má tươi xay nhuyễn, pha với nước hoặc nước dừa để uống. Bạn cũng có thể dùng rau má để nấu canh hoặc nấu lấy nước uống thay nước trà.Nước chanh: Nước chanh có thể giúp bạn loại bỏ các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn do say nắng. Khi bị say nắng, bạn có thể uống một cốc nước chanh pha được pha thêm muối hoặc đường.Nước ép dưa chuột: Dưa chuột vỏ xanh nhựa nhiều, hàm lượng nước khoảng 97% là thực phẩm thượng hạng có tác dụng sinh tân giải khát. Dưa chuột tươi có công hiệu thanh nhiệt giải độc rất tốt.Nước ép bí xanh: Theo y học cổ truyền, bí xanh có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Khi bị say nắng, bạn có thể uống nước ép bí xanh pha với một chút muối.Sữa: Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng “hạ họa” và đẩy lùi say nắng. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Người bị say nắng thường có các biểu hiện như sốt cao, da nóng và khô, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa… Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng và hôn mê, co giật. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi, suy thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mất trí nhớ…
Để đề phòng và chữa say nắng trong tiết trời nắng nóng kéo dài, bạn nên sử dụng những loại nước uống sau: Nước dừa giàu kali và các khoáng chất khác, bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài công dụng làm đẹp, uống nước dừa còn có tác dụng giải nhiệt, chữa say nắng và tăng cường sức đề kháng.
Cách chữa say nắng với nước dừa: Dừa 1 trái lấy cả nước và cùi non, cho uống liền hoặc để lạnh, ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, say nắng, khát nước, phù nề, đi tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc.
Nước ép dưa hấu: Dưa hấu giúp cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như vitamin A, B, C và các nguyên tố vi lượng như Fe, Ca, Mg... Theo y học cổ truyền, dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và thường được dùng cho các trường hợp say nắng, say nóng. Khi bị say nắng, bạn có thể ép dưa hấu lấy nước và uống từng chút một.
Nước mía: Bạn có thể tìm mua loại nước này ở bất cứ đâu trong trường hợp không may bị cảm nắng. Nếu đang di chuyển ngoài đường và không may bị say nắng, bạn nên di chuyển bệnh nhân đến chỗ mát mẻ, cởi bớt quần áo rồi rồi cho họ uống một cốc nước mía. Đây là loại nước uống chống say nắng giúp điều hòa thân nhiệt nhanh.
Nước sắn dây: Bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt hiệu quả. Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp. Dùng 2 - 3 thìa canh sắn dây hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay khi bị say nắng.
Nước bạc hà: Bạc hà 16 g. Bạc hà rửa sạch, cho ấm, đổ một lít nước sôi hãm, cho thêm đường đủ ngọt; cho uống. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt sốt nóng.
Nước rau má: Rau má có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Khi bị say nắng, bạn có thể dùng rau má tươi xay nhuyễn, pha với nước hoặc nước dừa để uống. Bạn cũng có thể dùng rau má để nấu canh hoặc nấu lấy nước uống thay nước trà.
Nước chanh: Nước chanh có thể giúp bạn loại bỏ các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn do say nắng. Khi bị say nắng, bạn có thể uống một cốc nước chanh pha được pha thêm muối hoặc đường.
Nước ép dưa chuột: Dưa chuột vỏ xanh nhựa nhiều, hàm lượng nước khoảng 97% là thực phẩm thượng hạng có tác dụng sinh tân giải khát. Dưa chuột tươi có công hiệu thanh nhiệt giải độc rất tốt.
Nước ép bí xanh: Theo y học cổ truyền, bí xanh có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Khi bị say nắng, bạn có thể uống nước ép bí xanh pha với một chút muối.
Sữa: Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng “hạ họa” và đẩy lùi say nắng. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.