Ở Việt Nam, ngày này được Việt hóa thành ngày Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên vào lúc quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái với mong muốn sẽ có một mùa bội thu. Vì vậy hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra, còn những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.Bánh tro. Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Chiếc bánh nhỏ xíu, thuôn dài hoặc hình chóp tam giác (tùy nơi gói), bánh có cả 3 loại nhân ngọt hoặc mặn hoặc không nhân. Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Bánh gio có vị thanh mát nên rất phù hợp vào tiết trời nóng bức. Bánh có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro tàu nhưng khi đã nếm thử sẽ thấy vị mát, thanh và rất tốt cho đường tiêu hoá.Cơm rượu nếp. Cũng như bánh tro, cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ ở các hàng quán ngoài chợ và trên cả những gánh hàng rong. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì diệt sâu bọ rất hiệu nghiệm. Bởi theo quan niệm vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt.Ở mỗi vùng miền cách ủ cơm rượu lại khác nhau. Rượu nếp ngon là loại rượu nếp được làm từ gạo nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng, nhất là loại gạo nếp lứt, hạt nâu vàng, óng ả. Ăn hạt chắc mà dẻo, quyện với men rượu đượm hương thảo dược, cay nhẹ nhẹ những vẫn để lại dư vị ngọt trên đầu lưỡi.Hoa quả theo mùa. Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức trong Tết "giết sâu bọ". Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức.Ở miền Bắc, những loại quả thời vụ điển hình như mận, vải, đào đều không thể thiếu trong mâm cúng. Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.Thịt vịt. Người ta chỉ quen với những cái tên như bánh tro, cơm rượu nếp, mận, đào… mà ít ai biết rằng trong ngày lễ giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt. Theo quan niệm của người xưa thì ngày 5/5 âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ cao nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa Trời và Người.Chè trôi nước. Ngoài các món bánh gio, cơm rượu nếp...Chè trôi nước cũng là món ăn được yêu thích vào ngày Tết Đoan ngọ. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn.
Ở Việt Nam, ngày này được Việt hóa thành ngày Tết “giết sâu bọ” và thờ cúng tổ tiên vào lúc quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái với mong muốn sẽ có một mùa bội thu. Vì vậy hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra, còn những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
Bánh tro. Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Chiếc bánh nhỏ xíu, thuôn dài hoặc hình chóp tam giác (tùy nơi gói), bánh có cả 3 loại nhân ngọt hoặc mặn hoặc không nhân.
Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Bánh gio có vị thanh mát nên rất phù hợp vào tiết trời nóng bức. Bánh có vị ngai ngái nồng nồng của nước tro tàu nhưng khi đã nếm thử sẽ thấy vị mát, thanh và rất tốt cho đường tiêu hoá.
Cơm rượu nếp. Cũng như bánh tro, cơm rượu nếp được bán rất nhiều trong Tết Đoan Ngọ ở các hàng quán ngoài chợ và trên cả những gánh hàng rong. Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì diệt sâu bọ rất hiệu nghiệm. Bởi theo quan niệm vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt.
Ở mỗi vùng miền cách ủ cơm rượu lại khác nhau. Rượu nếp ngon là loại rượu nếp được làm từ gạo nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng, nhất là loại gạo nếp lứt, hạt nâu vàng, óng ả. Ăn hạt chắc mà dẻo, quyện với men rượu đượm hương thảo dược, cay nhẹ nhẹ những vẫn để lại dư vị ngọt trên đầu lưỡi.
Hoa quả theo mùa. Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức trong Tết "giết sâu bọ". Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức.
Ở miền Bắc, những loại quả thời vụ điển hình như mận, vải, đào đều không thể thiếu trong mâm cúng. Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.
Thịt vịt. Người ta chỉ quen với những cái tên như bánh tro, cơm rượu nếp, mận, đào… mà ít ai biết rằng trong ngày lễ giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt. Theo quan niệm của người xưa thì ngày 5/5 âm lịch là ngày khí trời nóng nực, nhiệt độ cao nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt - hàn giữa Trời và Người.
Chè trôi nước. Ngoài các món bánh gio, cơm rượu nếp...Chè trôi nước cũng là món ăn được yêu thích vào ngày Tết Đoan ngọ. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn.