Lẩu Thái chua cay: Đây là món lẩu ngon dành cho những ai ưa thích hương vị cay nóng. Các nguyên liệu từ rau củ, hải sản... hòa quyện cùng nước dùng chua cay giúp bạn cảm thấy ngon miệng, xua tan cảm giác ngán sau những mâm cơm nhiều chất dinh dưỡng trong dịp Tết.Để nấu nước lẩu, đầu tiên bạn thả lá chanh, sả vào nồi nước lẩu đã đun sôi. Sau đó thêm gia vị lẩu Thái và gia vị cho vừa miệng. Tôm, ngao, mực rửa sạch. Mực cắt miếng vuông khoảng 4cm x 4cm, dùng mũi dao khía các đường chéo trên miếng mực. Vậy là đã chuẩn bị xong nguyên liệu, giờ chỉ cần bắc bếp đặt ra bàn và chuẩn bị ăn thôi.Lẩu bò nhúng dấm: Sự kết hợp giữa thịt bò, các loại rau và hương vị lẩu chua nhẹ giúp kích thích hệ tiêu hóa của bạn. Khi ăn, thịt bò thường được nhúng qua nước lẩu thơm phức, sau đó cuốn cùng các loại rau sống và bánh tráng. Vị chua lạ miệng khiến món lẩu trở thành lựa chọn của nhiều người sau mỗi dịp Tết.Để chế biến nước lẩu, lấy nước cốt dứa đổ vào nồi cùng với 2 bát nước hầm xương, nước dừa, hành tây, 1/3 bát dấm, nêm thêm bột nêm và gia vị nếu cần cho vừa miệng, thả thêm sả vào đun sôi rồi để lửa vừa khoảng 5 phút. Khi ăn, nhúng thịt bò và rau vào thưởng thức.Lẩu hải sản: Đây cũng là một trong những món lẩu giải ngấy sau Tết. Với thời tiết lạnh như thế này thì khi chế biến các món ăn thông thường lẩu sẽ rất nhanh chóng bị nguội và lại còn tanh nữa. Vì thế, các bạn hãy dùng hải sản để nấu lẩu vừa thơm ngon vừa nóng hổi mà không ngấy.Thay vì ra quán, bạn có thể tự chế biến món lẩu hải sản để cùng gia đình, bạn bè thưởng thức thật thoải mái mà đảm bảo vệ sinh. Vị cay cay, chua chua của sa tế cùng vị ngòn ngọt, tươi ngon của các món hải sản như tôm, mực, ngao sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ngày Tết Nguyên Đán, đồng thời cũng giúp chống ngán khi có quá nhiều món ăn dầu mỡ trong ngày lễ này.Lẩu nhúng mẻ: Với hương vị nước dùng đặc trưng của mẻ, thơm và chua nhẹ nhàng làm cho người thưởng thức cảm thấy không những ngon mà không bị ngấy. Nguyên liệu để ăn kèm với nước lẩu mẻ thì rất nhiều và đa dạng, bạn có thể ăn với tôm, thịt bò, cá, thịt trâu, thịt gà. Ngoài ra, rau để nhúng cũng khá đa dạng, tùy sở thích các bạn có thể lựa chọn rau như rau mầm, nấm hoăc cải…Lẩu nấm: Món lẩu được nhiều người lựa chọn để giải ngấy bởi hương vị thanh mát, nhiều chất dinh dưỡng. Không cần chế biến cầu kì, người ăn chỉ cần chuẩn bị một nồi nước dùng từ xương và các loại nấm theo sở thích như kim châm, nấm đùi gà... là đã tạo ra một nồi nước lẩu ngon tuyệt.Để nấu nước lẩu, bạn dùng nước luộc gà rồi cho thêm hồng sâm, hoài sơn và nấm đông cô vào nấu chung. Nấu được khoảng 15 đến 20 phút thì bạn cho tiếp kỳ tử và táo đỏ. Nấu thêm một chút bạn nêm nếm nước lẩu vừa ăn. Sau khi nước lẩu nêm nếm xong, bạn cho nước lẩu ra nồi và nhúng nấm thưởng thức.Lẩu cá kèo với vị chua thanh thanh của lá giang, vị hơi chát của rau đắng hay bún bò Huế với vị cay nồng và nước dùng đặc trưng là những món ăn lý tưởng cho bữa trưa ngày đầu tiên trở lại với công việc sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.Để làm lẩu cá kèo, người ta phải chọn những con cá còn tươi nguyên. Khi ăn, cá vẫn còn nguyên ruột và mật, thực khách sẽ cảm nhận miếng thịt cá mềm, ngon ngọt và vị hơi đắng của mật cá.Lẩu cá kèo ăn kèm với rau muống chẻ, các loại rau sống như hoa chuối, giá đỗ và không thể thiếu được món rau đắng. Nhiều người mới bắt đầu ăn sẽ cảm thấy khó nuốt bởi vị đắng, nhưng khi qua cuống họng lại có vị ngọt rất dễ bị "ghiền". Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video "6 món ăn vặt trong ngày Tết sẽ mang đến vận may mắn cả năm". Nguồn: Yan.
Lẩu Thái chua cay: Đây là món lẩu ngon dành cho những ai ưa thích hương vị cay nóng. Các nguyên liệu từ rau củ, hải sản... hòa quyện cùng nước dùng chua cay giúp bạn cảm thấy ngon miệng, xua tan cảm giác ngán sau những mâm cơm nhiều chất dinh dưỡng trong dịp Tết.
Để nấu nước lẩu, đầu tiên bạn thả lá chanh, sả vào nồi nước lẩu đã đun sôi. Sau đó thêm gia vị lẩu Thái và gia vị cho vừa miệng. Tôm, ngao, mực rửa sạch. Mực cắt miếng vuông khoảng 4cm x 4cm, dùng mũi dao khía các đường chéo trên miếng mực. Vậy là đã chuẩn bị xong nguyên liệu, giờ chỉ cần bắc bếp đặt ra bàn và chuẩn bị ăn thôi.
Lẩu bò nhúng dấm: Sự kết hợp giữa thịt bò, các loại rau và hương vị lẩu chua nhẹ giúp kích thích hệ tiêu hóa của bạn. Khi ăn, thịt bò thường được nhúng qua nước lẩu thơm phức, sau đó cuốn cùng các loại rau sống và bánh tráng. Vị chua lạ miệng khiến món lẩu trở thành lựa chọn của nhiều người sau mỗi dịp Tết.
Để chế biến nước lẩu, lấy nước cốt dứa đổ vào nồi cùng với 2 bát nước hầm xương, nước dừa, hành tây, 1/3 bát dấm, nêm thêm bột nêm và gia vị nếu cần cho vừa miệng, thả thêm sả vào đun sôi rồi để lửa vừa khoảng 5 phút. Khi ăn, nhúng thịt bò và rau vào thưởng thức.
Lẩu hải sản: Đây cũng là một trong những món lẩu giải ngấy sau Tết. Với thời tiết lạnh như thế này thì khi chế biến các món ăn thông thường lẩu sẽ rất nhanh chóng bị nguội và lại còn tanh nữa. Vì thế, các bạn hãy dùng hải sản để nấu lẩu vừa thơm ngon vừa nóng hổi mà không ngấy.
Thay vì ra quán, bạn có thể tự chế biến món lẩu hải sản để cùng gia đình, bạn bè thưởng thức thật thoải mái mà đảm bảo vệ sinh. Vị cay cay, chua chua của sa tế cùng vị ngòn ngọt, tươi ngon của các món hải sản như tôm, mực, ngao sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ngày Tết Nguyên Đán, đồng thời cũng giúp chống ngán khi có quá nhiều món ăn dầu mỡ trong ngày lễ này.
Lẩu nhúng mẻ: Với hương vị nước dùng đặc trưng của mẻ, thơm và chua nhẹ nhàng làm cho người thưởng thức cảm thấy không những ngon mà không bị ngấy. Nguyên liệu để ăn kèm với nước lẩu mẻ thì rất nhiều và đa dạng, bạn có thể ăn với tôm, thịt bò, cá, thịt trâu, thịt gà. Ngoài ra, rau để nhúng cũng khá đa dạng, tùy sở thích các bạn có thể lựa chọn rau như rau mầm, nấm hoăc cải…
Lẩu nấm: Món lẩu được nhiều người lựa chọn để giải ngấy bởi hương vị thanh mát, nhiều chất dinh dưỡng. Không cần chế biến cầu kì, người ăn chỉ cần chuẩn bị một nồi nước dùng từ xương và các loại nấm theo sở thích như kim châm, nấm đùi gà... là đã tạo ra một nồi nước lẩu ngon tuyệt.
Để nấu nước lẩu, bạn dùng nước luộc gà rồi cho thêm hồng sâm, hoài sơn và nấm đông cô vào nấu chung. Nấu được khoảng 15 đến 20 phút thì bạn cho tiếp kỳ tử và táo đỏ. Nấu thêm một chút bạn nêm nếm nước lẩu vừa ăn. Sau khi nước lẩu nêm nếm xong, bạn cho nước lẩu ra nồi và nhúng nấm thưởng thức.
Lẩu cá kèo với vị chua thanh thanh của lá giang, vị hơi chát của rau đắng hay bún bò Huế với vị cay nồng và nước dùng đặc trưng là những món ăn lý tưởng cho bữa trưa ngày đầu tiên trở lại với công việc sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.
Để làm lẩu cá kèo, người ta phải chọn những con cá còn tươi nguyên. Khi ăn, cá vẫn còn nguyên ruột và mật, thực khách sẽ cảm nhận miếng thịt cá mềm, ngon ngọt và vị hơi đắng của mật cá.
Lẩu cá kèo ăn kèm với rau muống chẻ, các loại rau sống như hoa chuối, giá đỗ và không thể thiếu được món rau đắng. Nhiều người mới bắt đầu ăn sẽ cảm thấy khó nuốt bởi vị đắng, nhưng khi qua cuống họng lại có vị ngọt rất dễ bị "ghiền". Ảnh: Internet.