Giật mình 4 loại dầu ăn độc hại, nhiều người vẫn dùng

Google News

4 loại dầu thực vật này không nên sử dụng kẻo hại bản thân và cả gia đình.

Trên thực tế, so với mỡ lợn, có 4 loại dầu thực vật độc hại hơn, tốt nhất không nên sử dụng.
Mỡ lợn có tốt không? Mỗi người mỗi câu trả lời khác nhau, người cho rằng mỡ lợn tốt là do dân gian luôn có câu "Một thìa mỡ lợn bằng 5 vị thuốc". Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng mỡ lợn cũng coi như một vị thuốc, có chức năng bổ và dưỡng ẩm, giải độc, làm tăng cảm giác thèm ăn và chống cảm lạnh.
Thực ra, rất đơn giản để nhận biết mỡ lợn có tốt hay không, đó là hiểu rõ trong mỡ lợn có những thành phần gì?
Mỡ lợn rất giàu axit béo, vitamin tan trong chất béo, sắt và caroten. Các axit béo có thể cải thiện chế độ dinh dưỡng. Các vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin K, E, D và A. Những loại vitamin này rất cần thiết để duy trì sức khỏe.
Giat minh 4 loai dau an doc hai, nhieu nguoi van dung
 Dầu thực vật tự ép rất dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin - là một chất gây ung thư mạnh. - Ảnh minh hoạ.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, axit béo trong mỡ lợn chủ yếu là axit béo no, mỡ lợn thuộc loại dầu động vật. So với dầu động vật thì dầu thực vật chủ yếu là axit béo không no. Ăn quá nhiều axit béo no dễ làm tăng triglycerid và cholesterol, rất bất lợi cho tim mạch và mạch máu não, lâu ngày dễ sinh ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Nhưng điều này không phải là tuyệt đối, mỡ lợn có chứa axit béo bão hòa nhưng cũng có cả axit béo không bão hòa, chỉ cần ăn với liều lượng phù hợp thì sẽ rất tốt. Trên thực tế, so với mỡ lợn, 4 loại dầu thực vật sau độc hại hơn, tốt nhất không nên sử dụng:
Thứ nhất, dầu ép theo phương pháp địa phương. Nhiều người nghĩ rằng dầu ép theo phương pháp dân gian tại địa phương là tốt cho sức khỏe nhất, thực tế thì điều này không đúng. Dầu ép theo phương pháp địa phương rất có thể bị nhiễm độc tố aflatoxin, là một chất gây ung thư mạnh.
Thứ hai, dầu được sử dụng nhiều lần. Chiên rán là cách nấu nướng được nhiều gia đình sử dụng, tốt nhất là không nên sử dụng loại dầu này quá ba lần. Nhiều người tiết kiệm dầu ăn, thường không muốn đổ bỏ nhưng nếu dầu ăn cứ chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Thứ ba, dầu để lâu. Dầu thực vật cũng có hạn sử dụng, đừng nghĩ rằng dầu để càng lâu càng tốt, điều này là sai lầm, dầu để quá lâu rất dễ bị biến chất, cực kỳ độc hại.
Thứ tư, dầu thải loại giá rẻ. Nhiều người cố gắng tiết kiệm tiền và mua dầu thải lọc lại từ một số xưởng nhỏ, tuy nhìn bề ngoài màu sắc không khác gì so với dầu ăn bình thường nhưng thực tế sự khác biệt rất lớn, đây là loại dầu kém chất lượng, ăn vào hại bản thân, hại cả gia đình.

Mời quý độc giả xem thêm video: Sự thật về "tài năng" của thầy lang chữa bệnh ung thư. Nguồn video: VTV24. 

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)